Làm cách nào để bảo quản bánh mì sandwich vẫn tươi ngon trong thời gian dài? Cùng Yến Nhà Phúc tham khảo ngay những cách để bảo quản bánh mì sandwich nhé.
Bánh mì sandwich là món ăn yêu thích của nhiều người và bánh phải tươi thì mới có thể thưởng thức trọn vị ngon. Nhưng nếu không biết cách bảo quản trong nhiều ngày, bánh sẽ dễ bị nấm mốc và hư hỏng. Hãy cùng Yến Nhà Phúc bỏ túi ngay những cách bảo quản bánh mì sandwich để bánh vẫn mềm ngon như mới qua bài viết dưới đây.
Bánh mì sandwich để được bao lâu?
Bánh mì sandwich để được bao lâu?
Tương tự các loại bánh mì khác, nguyên liệu của bánh mì sandwich thường được làm từ bột mì, men nở cùng các thành phần khác nên bánh chỉ tươi trong một thời gian ngắn và thường được mua về ăn liền trong ngày. Thời hạn của bánh mì sandwich phụ thuộc vào loại bánh, chất lượng của từng loại hay cách bảo quản.
Thông thường, bánh mì sandwich khi bán sẵn tại cửa hàng thường chứa chất bảo quản như canxi propionate, natri benzoate, kali sorbate và axit sorbic có công dụng ngăn ngừa nấm mốc và kéo dài thời gian bảo quản nên có thể kéo dài lên đến 7 ngày. Tuy nhiên, đối với bánh mì sandwich tự làm tại nhà và không có chất bảo quản chỉ có thể kéo dài 3 – 4 ngày ở nhiệt độ phòng.
Cách bảo quản bánh mì sandwich
Để bảo quản bánh mì sandwich để được lâu, bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây
Đặt trong ngăn đá tủ lạnh
Đặt bánh mì sandwich trong ngăn đá tủ lạnh
Hơi lạnh có thể giúp bánh mì mua ngoài hoặc tự làm bảo quản được đến 6 tháng. Khi sử dụng cách này, bạn cần đặt bánh mì vào túi nilon hoặc túi zipper rồi bịt kín miệng túi, có thể hút được chân không thì càng tốt. Nếu đối với bánh mì quá dài hoặc to, bạn có thể cắt nhỏ ra để vừa với túi nhé. Cách này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
Tiếp theo, bạn cho túi bánh mì vào ngăn đá tủ lạnh, không nên cho vào ngăn mát vì dễ làm bánh khô và nhanh hỏng hơn ở nhiệt độ phòng. Khi ăn, bạn chỉ cần lấy túi ra, rã đông hoàn toàn trước khi lấy bánh mì ra và hâm nóng bằng lò nướng là đã có thể sử dụng.
Bảo quản bằng cần tây
Bảo quán bánh bằng cần tây
Bạn cũng có thể bảo quản bánh mì lâu khi sử dụng cần tây. Bạn chỉ cần rửa cần tây thật sạch, để ráo rồi cho vào túi có bánh mì.
Lưu ý
Phải để cần tây thật khô ráo rồi mới cho vào túi, nếu không sẽ làm bánh bị ẩm mốc đấy nhé!
Với cách này có thể giúp bánh mì của bạn giữ hương vị được thêm ít nhất 1 ngày. Bạn cũng có thể sử dụng cách này để bảo quản bánh mì đen.
Bảo quản bằng khoai tây hoặc táo
Bảo quản bánh mì bằng táo hoặc khoai tây
Tương tự với cần tây, khoai tây và táo cũng có khả năng hút ẩm rất tốt. Bạn cho bánh mì vào túi, đặt thêm vào một vài lát khoai tây hoặc táo rồi bọc kín túi lại, cách này sẽ giúp cho bánh giữ được độ mềm ngon thêm 1 – 2 ngày.
Lưu ý
Bạn nên thấm khô khoai tây hoặc táo trước khi cho vào túi để bánh mì không bị dính nước nhé!
Bảo quản bằng giấy báo
Bảo quản bằng giấy báo
Để giữ được độ giòn của bánh mì sandwich như khi mới mua về, bạn chỉ cần bọc 1 lớp giấy báo xung quanh bánh và để bánh ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp bánh tươi trong ngày.
Bảo quản bằng đường
Bảo quản bằng đường
Đường cũng là thực phẩm rất có ích trong việc bảo quản bánh mì sandwich. Bạn chỉ cần cho một cục đường nhỏ vào túi nilon hoặc túi zip đựng bánh rồi bọc kín miệng túi, đặt bánh tại nơi khô thoáng là được.
Cách để nhận biết bánh mì đã hỏng
Nấm mốc: Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), khi bạn thấy trên bề mặt bánh mì có xuất hiện những đốm lạ, có thể màu đen, xanh lá cây, trắng hoặc hồng, thì bạn nên bỏ toàn bộ ổ bánh đi vì đây là loại nấm đã hấp thụ hết chất dinh dưỡng có trong bánh mì.
Xuất hiện mùi lạ: Đối với bánh mì đã xuất hiện nấm mốc, thông thường là độc tố mycotoxin, bạn tuyệt đối không ngửi vì những bào tử sẽ rất ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa của bạn nếu lỡ ăn hoặc hít vào. Còn những bánh mì không nhìn thấy nấm mốc bằng mắt thường, khi ngửi có mùi lạ thì bạn cũng không nên sử dụng.
Vị lạ: Đối với bánh mì sandwich đã hư hoặc hết hạn, khi ăn sẽ mất đi hương vị thơm ngon mềm mịn mà sẽ xuất hiện vị chua, lúc này bạn cũng nên bỏ bánh đi nhé!
Kết cấu bánh cứng: Khi bánh mì không được bảo quản kỹ và đúng cách, bánh có thể bị khô hoặc cứng. Miễn là bánh vẫn chưa xuất hiện nấm mốc, mùi hôi hay khi ăn thử không có vị lạ thì vẫn có thế sử dụng được.
Xem thêm: