Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matcha

Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matcha

Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matcha là những vấn đề mà nhiều người thắc mắc khi pha matcha. Cùng xem ngay lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nếu bạn pha matcha mà gặp phải hiện tượng matcha đóng cặn, không tan hết hoặc không nổi bọt thì rất có thể bạn đã mắc phải những sai lầm sau. Để có thể pha được một ly matcha thơm ngon, đậm vị, mời bạn xem ngay những lưu ý dưới đây nhé! Có nhiều nguyên nhân làm cho matcha không nổi bọt và không tan được trong nước, có thể kể đến như:

Dùng bột matcha chất lượng thấp

Bột matcha chất lượng thấp sẽ cho ra thành phẩm matcha không được chuẩn vị, không thể tạo bọt khi đánh và dễ đóng cặn sau khi pha. Vì thế, bạn hãy chọn loại matcha phù hợp để có một ly matcha thơm ngon, đẹp mắt. Mỗi loại matcha sẽ có hương thơm, độ đắng, thanh ngọt khác nhau. Vì thế, bạn hãy chọn loại matcha phù hợp với nhu cầu pha chế hay làm bánh.

Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matchaBột matcha chất lượng thấp sẽ cho ra thành phẩm matcha không được chuẩn vị

Không rây mịn bột matcha trước khi pha

Nếu bạn cho trực tiếp bột matcha vào ly thì matcha có thể bị vón cục, không tan hết và lắng cặn. Để matcha tan hoàn toàn và không bị vón cục, bạn hãy rây mịn bột matcha qua rây. Kế đến, bạn cho nước nóng vào ly và đánh tan matcha bằng chổi chasen.

Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matchaKhông rây mịn bột matcha trước khi pha

Không dùng chổi chasen để khuấy matcha

Cho matcha trực tiếp vào sữa hoặc thức uống khác mà không đánh riêng matcha ở ngoài bằng chổi chasen cũng là một sai lầm thường gặp. Chổi chasen là một dụng cụ không thể thiếu khi pha matcha.Chổi chasen giúp matcha tan dễ dàng trong nước nóng, đồng thời tạo nên lớp bọt mịn đặc trưng.

Nếu không dùng chổi chasen mà chỉ dùng muỗng, cây đánh trứng để đánh matcha thì bạn sẽ không có được ly matcha ngon đúng điệu. Nếu có dùng chổi chasen nhưng vẫn ít bọt thì có thể là chổi của bạn không đạt chất lượng hoặc bị gãy các nan.

Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matchaKhông dùng chổi chasen để khuấy matcha

Nhiệt độ nước không phù hợp

Nếu bạn pha matcha với nước quá lạnh thì matcha sẽ không thể tan được và không tạo được lớp bọt mịn. Còn nước nóng sẽ làm matcha bị mất đi hương vị đặc trưng. Vì thế, bạn nên pha matcha với nước nóng khoảng 70 – 80 độ C.

Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matchaNhiệt độ nước không phù hợp

Bảo quản bột matcha sai cách

Nếu bảo quản matcha không đúng cách, bột matcha rất dễ bị mất mùi, màu trà sẽ chuyển sang héo úa, thậm chí là bị ẩm mốc. Vì thế, bạn hãy bảo quản bột matcha trong lọ nhôm hoặc lọ thủy tinh đậy kín. Để bột matcha không bị biến chất, bạn có thể bảo quản matcha trong ngăn mát tủ lạnh.

Tại sao pha matcha bị đóng cặn? Lỗi thường gặp khi pha matchaBảo quản bột matcha sai cách

Trên đây là những lỗi thường gặp khi pha matcha mà Yến Nhà Phúc đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về matcha và tránh những lỗi trên nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *