Tổ yến với hàm lượng dinh dưỡng cao, được xem là thực phẩm quý giá hỗ trợ sức khỏe người bệnh. Vậy, người bị tai biến có ăn được tổ yến không? và cần lưu ý gì khi sử dụng? Trong bài viết này, Bửu Yến sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc trên.
Người bị tai biến có ăn được tổ yến không?
Trong quá trình hồi phục sức khỏe sau tai biến, cơ thể người bệnh cần hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là năng lượng và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng. Và tổ yến từ xưa đã được đánh giá là thực phẩm “vàng” để tăng cường, hồi phục sức khỏe sau bệnh.
Chính vì thế, người bị tai biến có ăn được tổ yến không là có và cực kỳ tốt. Trong tổ yến không chỉ chứa hàm lượng đạm (protein) cao mà còn cung cấp đến 18 loại acid amin và hơn 30 loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, tổ yến hoàn toàn không chứa các thành phần cấm kỵ cho bệnh nhân tai biến như chất béo, đường và muối. Nên có thể nói, yến sào hoàn toàn lành tính để thêm vào thực đơn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Sử dụng yến đúng cách, giúp người bệnh tai biến hạn chế tối đa các biến chứng hoặc tai biến lần 2.
Đồng thời, tổ yến còn có kết cầu mềm, lỏng dễ hấp thụ và tiêu hóa. Nhất là trong tình trạng người bị đột quỵ ảnh hưởng khả năng hoạt động hoặc bị cứng hàm, khó nhai nuốt, món ăn bổ dưỡng này giúp bạn dễ dàng bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.
Tham khảo thêm bài viết:
Sốt xuất huyết ăn yến sào được không?
Công dụng của tổ yến mang lại cho người sau đột quỵ
Theo thông tin về người bị tai biến có ăn được tổ yến không, có thể nhận định rằng tổ yến đem lại rất nhiều công dụng cho người sau tai biến, đột quỵ. Điều này được minh chứng qua nhiều nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của tổ yến. Theo đó, trong tổ yến có chứa:
- Hơn 50% hàm lượng đạm (protein).
- 18 loại acid amin: Methionine, Lysine, Tryptophan, Phenylalanine, Leucine, Isoleucine,…
- Hơn 30 khoáng chất thiết yếu: Canxi, kali, kẽm, magie, sắt,…
Nhờ đó, tổ yến không chỉ bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho người sau đột quỵ mà còn đem đến các công dụng tuyệt vời sau:
- Hàm lượng đạm cao, giúp người bị tai biến nhanh chóng tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và duy trì cân nặng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
- Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng hạn chế các tác nhân gây biến chứng như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch,…
- Tryptophan trong yến sào có tác dụng kích thích sản sinh serotonin, giúp người bệnh điều hòa tâm trạng, giảm stress và cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
- Các khoáng chất của tổ yến như canxi, phốt pho, magiê,.. có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ chức năng xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương, giúp người bệnh nhanh chóng hoạt động bình thường.
- Hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
- Hỗ trợ phục hồi các chức năng cơ thể như gan, thận, tim,… giúp người bệnh bị tai biến nhanh chóng khỏe.
Với những công dụng của tổ yến sào này, câu trả lời người bị đột quỵ ăn yến được không đã được giải đáp. Tuy nhiên, để sử dụng tổ yến đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng đúng cách. Vậy đâu là cách sử dụng yến sào cho người tai biến đúng?
Cách sử dụng yến sào cho người bị tai biến
Người bị tai biến có ăn được tổ yến không là vô cùng tốt, nhưng bạn cần biết sử dụng yến sào đúng cách như sau:
Nguyên liệu chưng yến nên dùng
Để tổ yến đạt công dụng tốt nhất cho người đột quỵ, ngoài cách chưng tổ yến thông thường với đường phèn bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu chưng tổ yến Đông Y bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe như sau:
- Táo đỏ: Tăng cường sức đề kháng, bổ máu.
- Hạt sen: An thần, bổ tạng, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Kỷ tử: Bổ gan, thận.
- Nhãn nhục: Bồi bổ khí huyết, an thần.
- Hạt chia: Hỗ trợ tiêu hóa, giúp xương chắc khỏe.
- Gừng: Giảm mùi tanh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Lá dứa: Ổn định huyết áp, hạn chế triệu chứng chóng mặt.
Tham khảo công thức chưng yến sau:
Cách chưng yến đường phèn lá dứa
Ngoài ra, với bệnh nhân bị tai biến bạn nên tiết chế lượng đường khi chưng yến để tránh gây tăng huyết áp, biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Thay vào đó, bạn có thể chọn các nguyên liệu cho vị ngọt thanh sẵn như nhãn nhục, táo đỏ, kỷ tử,… để thay thế.
Liều lượng sử dụng cho người đột quỵ
Liều lượng sử dụng yến là một trong những yếu tố quan trọng quyết định người bị tai biến có ăn được tổ yến không. Với bệnh nhân đột quỵ, sử dụng yến quá nhiều có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến người bệnh khó tiêu và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Vậy đâu là liều lượng sử dụng yến tốt nhất? Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà sẽ có liều lượng sử dụng phù hợp riêng, cụ thể như sau:
- Bệnh nhân đột quỵ vừa tỉnh dậy: Sử dụng từ 3 – 5g yến mỗi lần.
- Bệnh nhân đã hồi phục ổn định: Nên dùng 4 – 6g yến mỗi lần và không quá 90g trong 1 tháng.
Hoặc tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe và liều lượng sử dụng yến cho người bệnh.
Tần suất sử dụng yến cho người bị tai biến
Đi kèm với liều lượng, tần suất sử dụng yến cũng quan trọng không kém để đảm bảo cơ thể người bệnh có thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất trong yến. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, liều lượng sử dụng hợp lý nhất là 1 – 2 lần/ tuần. Đồng thời, nên sử dụng yến sào khi vừa thức dậy bụng còn đói hoặc trước khi đi ngủ để yến có thể phát huy tác dụng tốt nhất.
Một vài lưu ý cần nhớ khi sử dụng yến sào cho người bị đột quỵ
Bên cạnh vấn đề “người bị tai biến có ăn được tổ yến không” cần quan tâm, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi sử dụng yến sào cho người bị đột quỵ như sau:
- Trước khi sử dụng yến sào cho người bị đột quỵ, việc đầu tiên cần làm là tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị chính. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tư vấn người bị đột quỵ ăn yến được không cũng như liều lượng, cách sử dụng phù hợp. Việc này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có các bệnh lý nền khác như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…
- Không nên kết hợp yến sào với nhân sâm cho người vừa tỉnh dậy sau đột quỵ hoặc có bệnh nền là cao huyết áp. Nếu sử dụng không đúng cách, món ăn bổ dưỡng này có thể khiến huyết áp người bệnh tăng cao, nguy hiểm.
- Chỉ sử dụng những loại yến sào nguyên chất, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Sử dụng các sản phẩm yến giả, yến kém chất lượng rất nguy hiểm cho người đột quỵ, nhất là yến độn thêm đường hoặc các phụ gia.
- Nên chế biến yến thành các món ăn mềm, lỏng như cháo hoặc súp để người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn.
Như vậy, với những thông tin mà Bửu Yến đã cung cấp trên đây phần nào đã giúp giải đáp được câu hỏi “người bị tai biến có ăn được tổ yến không” và hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh đột quỵ. Bên cạnh cách dùng yến đúng cách, đúng liều lượng tần suất để đảm đạt hiệu quả yến sào tốt nhất, bạn cũng đừng quên lựa chọn địa chỉ mua yến chất lượng nhé!