Bánh đúc ngô – món đặc sản chợ phiên vùng cao khiến ai ăn thử cũng nhớ mãi. Cùng tìm hiểu về món bánh đúc ngô và cách làm của nó qua bài viết dưới đây nhé!
Bánh đúc ngô là một đặc sản nức tiếng của tỉnh Lào Cai. Khác với những loại bánh đúc thông thường, bánh đúc ngô có nguyên liệu chính là ngô tẻ. Món ăn này có hương vị vô cùng thơm ngon và mới lạ. Hôm nay, hãy cùng Yến Nhà Phúc đi tìm hiểu kỹ hơn về món bánh đúc ngô nhé!
Giới thiệu món bánh đúc ngô
Bánh đúc ngô là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, có nguồn gốc từ vùng Si Ma Cai – một huyện nhỏ ở phía Đông Bắc Lào Cai. Khi đi chợ phiên vùng cao, đặc biệt là chợ phiên Bắc Hà, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món bánh đúc ngô được bày bán trong những chiếc chậu lớn.
Một món bánh đúc ngô có 2 thành phần chính là phần bánh đúc và phần nước dùng chua. Nguyên liệu để làm phần bánh đúc là bột ngô tẻ và nước vôi trong. Nguyên liệu để làm phần nước dùng chua là đường khuôn, giấm gạo và trái cây chín.
Bánh đúc ngô
Bánh đúc ngô sau khi hoàn thành sẽ được đem ra chợ để bán. Khi có khách đến mua, người bán sẽ thái bánh đúc ngô ra từng thanh nhỏ, cho vào tô rồi cho thêm đậu phộng, ớt xay và đậu xị vào cùng. Cuối cùng là chan nước dùng chua vào tô bánh đúc. Việc của bạn chỉ là cầm đũa lên, đảo đều và bắt đầu thưởng thức thôi!
Hương vị của bánh đúc ngô vừa thơm ngon, vừa lạ miệng. Vị chua ngọt của nước dùng quyện với vị thanh mát của bánh đúc ngô, kết hợp cùng vị thơm bùi của đậu phộng, vị cay của ớt xay và đậu xị chắc chắn sẽ khiến thực khách mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức.
Giá của một bát bánh đúc ngô khá rẻ, chỉ dao động trong khoảng 15.000 – 20.000 đồng/bát nên bạn có thể tha hồ thưởng thức bánh đúc ngô thơm dẻo mà không lo về giá nhé!
Tìm hiểu cách làm bánh đúc ngô
Phần bánh đúc
Nguyên liệu
- Ngô tẻ
- Nước vôi trong
Cách làm
Sàng ngô và ngâm vào nước vôi trong
Cách làm phần bánh đúc
Bánh đúc ngô sau khi hoàn thành sẽ mang ra chợ, nếu có ai muốn mua thì người bán sẽ thái miếng hoặc dùng dao bào để bào sợi. Sau đó sẽ có những sợi bánh đúc óng ánh đẹp mắt, sau đó họ sẽ cho vào tô có sẵn nước dùng chua.
Thành phẩm bánh đúc ngô
Phần nước dùng chua
Nguyên liệu
- Đường khuôn
- Giấm gạo
- Trái cây chín.
Đường khuôn – Nguyên liệu chính của phần nước dùng chua
Cách làm
Cuối cùng chỉ cần đậy kín nắp chum (vại) để phần nước chua lên men tự nhiên. Sau 2 – 3 ngày, khi nước chua đã lên men là có thể sử dụng được.
Phần nước dùng chua
Người bán sẽ cho nước dùng chua ra tô sau đó cho bánh đúc và rau thơm vào. Món bánh đúc ngô có vị vô cùng đặc biệt, rất riêng chỉ vùng cao mới có.
Bánh đúc ngô mềm dai kết hợp với nước dùng chua lạ miệng, bạn có thể ăn kèm với đậu xị để thưởng thức được trọn vẹn hương vị món ăn. Nếu có dịp đến thăm nơi đây thì hãy nếm thử nhé!
Nước dùng chua ăn cùng với bánh đúc
Trên đây là những chia sẻ của Yến Nhà Phúc về món bánh đúc ngô – một đặc sản chợ phiên vùng cao khiến ai ăn thử cũng nhớ mãi. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những thông tin hữu ích nhé!