Húng cây là cây gì, có lợi cho sức khỏe con người ra sao, và làm sao nhận ra chúng mỗi khi đi chợ, cùng Yến Nhà Phúc tìm hiểu nhé!
Người dân Việt Nam thường quen sử dụng rau húng trong nhiều món ăn. Nhưng liệu bạn có thể phân biệt rõ đâu là cây húng cây hay còn gọi là bạc hà nam hay rau húng thơm, đâu là loại húng khác. Trong bài viết sau đây, Yến Nhà Phúc sẽ cùng bạn tìm hiểu rau húng cây là cây gì và chúng có lợi ích sức khỏe ra sao, cũng như cách phân biệt húng cây với các loại rau húng khác.
Tìm hiểu về rau húng
Húng cây là gì?
Húng cây còn được gọi là bạc hà nam, hay húng thơm, là loại cây gia vị thân thảo, thuộc họ Labiatae tương tự như cây húng quế, và có tên khoa học Mnetha arvensis (L) var. Chúng phân bổ tại khắp Châu Á và vùng Đông Bắc Âu. Tại Việt Nam, chúng là đặc sản của làng Láng, huyện Đống Đa, Hà Nội nên còn có tên gọi, tuy ít phổ biến hơn, là húng láng.
Húng cây thường mọc thấp thành bụi, cây cao nhất khoảng 40 cm. Thân cây có màu hơi tím. Lá cây có màu xanh nhạt, hơi nhăn, mọc đối nhau, có viền răng cưa, có phủ một lớp lông con trên mặt lá. Lá có dạng bầu, mũi nhọn, có mùi thơm đặc trưng và dịu nhẹ. Hoa húng cây có màu tím nhạt và mọc ở nách lá.
Giá trị dinh dưỡng của rau húng
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Giá trị dinh dưỡng của 100 gram húng lủi tươi là:
- Năng lượng: 22 kilocalories
- Carbohydrate: 8,41 gram
- Chất béo: 0,73 gram
- Protein: 3,29 gram
- Sắt: 11,87 miligam
- Mangan: 1,118 miligam
- Đồng: 0,240 miligam
- Kali: 458 miligam
- Riboflavin: 0,175 miligam
- Pyridoxine: 0,125 miligam
- Vitamin C: 13,3 miligam
- Axit pantothenic (vitamin B5): 0,061 miligam
- Vitamin B6: 0,041 miligam
- Folate (vitamin B9): 3 g
- Vitamin C: 4,6 miligam
Các loại rau húng, cách phân biệt
Ngoài húng cây, có rất nhiều loại húng khác như húng chó hay húng quế, húng chanh và húng lủi. Tuy nhiên, chắc không ít bạn có thể còn gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng khi đi chợ. Dưới đây là cách để chúng ta phân biệt húng cây với húng quế và húng chanh:
Húng quế
Húng quế, còn gọi là húng chó, có thể phân biệt ngay với mùi thơm đặc trưng khá giống mùi quế và đinh hương. Cây húng quế cũng mọc thành bụi, cao khoảng 40-60 cm. Lá thuôn dài, màu xanh đậm, mọc đối xứng hai bên.
Khác với húng cây, bề mặt lá húng quế nhẵn và không có lớp lông bao phủ, không khía cạnh răng cưa mà tạo thành một đường liền, nhưng thân cây lại có 1 lớp lông. Hoa có màu tím, đôi khi có màu trắng.
Húng quế thường đi ăn cùng với món phở bò, bún bò sẽ làm tăng hương vị món ăn. Húng quế cũng được dùng để làm dậy vị các món thịt nướng như gà nướng mật ong, bò nướng BBQ, các món salad.
Húng chanh
Húng chanh, như tên gọi của chúng, tỏa ra mùi thơm chanh thanh mát. Thân cây có lớp lông tơ trắng mịn, mọc cao khoảng 20 – 40 cm. Lá húng chanh có hình dáng bầu dục hẹp, thuôn dài, mép lá cũng khía cạnh răng cưa, nhưng lá dày, giòn và lớp lông mịn hơn so với húng cây.
Hoa mang màu trắng. Húng chanh thường dùng để ướp cá và thịt để khử mùi hôi thịt rất tốt, và làm siro trị cảm ho cũng rất hiệu quả.
Húng lủi
Húng lủi cũng là một họ húng thơm khác. Khác với lá húng cây có hình dạng thuôn dài, lá húng lủi có dáng hơi tròn, nhỏ, màu xanh tươi, mọc đối xứng nhau, mép lá khía răng cưa. Thân cây có màu nâu tía, và chia thành từng đốt ngắn khoảng 2cm.
Húng lủi có hình dáng tương tự lá bạc hà tây (peppermint) nhưng lá bạc hà tây đậm hơn và có lớp lông tơ nhỏ cả 2 mặt lá, trong khi húng lủi thì không.
Cách chọn rau húng ngon
Chọn rau húng ngon nên chọn loại có lá mượt, thơm, có màu xanh lá cây, tươi và không có đốm đen trên lá. Tránh loại húng quế bị héo và có nấm mốc.
Lợi ích của húng cây đối với sức khoẻ
Vì có mùi thơm đặc trưng nên húng cây được ăn kèm với nhiều món ăn để tăng phần ngon miệng như bún, phở, cà ri, gỏi.
Ngoài ra chúng cũng là loài cây chứa nhiều chất dinh dưỡng: carbohydrate, chất béo, protein, các vitamin B6, vitamin B9, vitamin B5, vitamin C, các khoáng chất như sắt, mangan, đồng, kali, và các tinh dầu thơm. Vì thế, chúng còn là vị thuốc có nhiều lợi ích sức khỏe như sau:
– Trị cảm cúm: Húng cây có chứa nhiều vitamin B và kali giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, vì thế giúp trị cảm cúm hiệu quả. Trong Đông y, bài thuốc kết hợp húng cây, hành hoa, kinh giới và bạch chỉ nấu lên uống có tác dụng trị cảm rất tốt.
– Trị côn trùng cắn và dị ứng: Tinh dầu có trong húng cây có tác dụng kháng khuẩn, vì thế dùng húng thơm giã nát đắp vào vết côn trùng đốt, hay vùng da bị dị ứng sẽ làm tiêu sưng, giảm ngứa hiệu quả.
– Xua côn trùng: Mùi thơm đặc trưng của húng cây giúp xua các côn trùng có hại như muỗi rất tốt.
– Có lợi cho hệ tiêu hóa: Húng cây rất tốt cho người bị đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn do chúng chứa một loại hợp chất giúp kích thích tiết dịch ở túi mật và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, hợp chất carvone có trong húng cây có tác dụng ức chế mạnh co thắt dạ dày, vì vậy cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
– Chữa hôi miệng: Tinh dầu thơm của húng cây giúp diệt khuẩn và giảm mùi hôi miệng vừa an toàn vừa hiệu quả. Bạn chỉ cần bổ sung húng cây trong các bữa ăn thường xuyên thì tình trạng hôi miệng sẽ cải thiện rõ rệt.
– Hỗ trợ trị các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn, viêm xoang: Húng cây chứa axit rosmarinic giúp chữa viêm xoang khá tốt. Dùng húng cây để xông mũi trong 1 tuần thì các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm xoang sẽ được cải thiện.
– Bảo vệ gan: Húng cây chứa nhiều chất chống oxy hóa cao như axit rosmarinic, flavones, flavanone, giúp chống lại hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ tốt cho gan.
– Trị mụn, làm mờ vết thâm, sáng da: Chính các chất chống oxy hóa có trong húng cây là bài thuốc tốt để làm mờ vết thâm và làm sáng da. Ngoài ra, tinh dầu diệt khuẩn cũng làm giảm tình trạng mụn hiệu quả.
– Giải stress: Theo báo Sức khỏe và đời sống, tinh dầu thơm trong húng cây giúp giảm stress tốt. Không chỉ trong lúc ăn mà nếu kiên trì uống nước húng cây hãm mỗi tối sẽ cho bạn giấc ngủ sâu hơn, khi thức dậy tinh thần sẽ sảng khoái hơn.
Lưu ý quan trọng: Húng cây không nên cho các bà bầu sử dụng vì loài cây này có tác dụng kích thích co thắt dạ dày, co thắt tử cung sẽ dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
Rau húng ăn kèm với món nào ngon?
Cà tím xào tỏi và húng quế
Tôm xào húng quế
Cá nục suôn kho lá húng quế
Lưu ý khi chế biến và ăn rau húng
Ngoài những công dụng đem đến lợi ích sức khỏe cho cơ thể từ rau húng, thì trong quá trình sử dụng cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn rau húng sạch
- Không nên sử dụng rau húng nấu canh chua vì rau húng khi nấu với canh chua sẽ gây nên tăng hàm lượng nhiều axit uric trong máu. Sẽ gây đau nhức đối với người bị bệnh gout
- Ăn quá nhiều là húng quế sẽ dẫn đến quá liều Eugenol (đây là thành phần chính có trong dược liệu này). Điều này khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu…
Như vậy húng cây, hay húng thơm, là một loài cây có lợi cho sức khỏe. Hi vọng chia sẻ của Yến Nhà Phúc giúp bạn hiểu thêm về loài cây này, cũng như cách phân biệt chúng với các “anh em” cây húng của chúng nhé. Mong bạn sẽ áp dụng để luôn có món ăn ngon và khỏe đẹp mỗi ngày nhé!
Nguồn: Sức khỏe và đời sống, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ