Sử dụng tổ yến bị mốc là nguyên nhân gây nên các tình trạng ngộ độc, rối loạn tiêu hóa và nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Để giúp bạn sử dụng yến sào an toàn, dinh dưỡng nhất, Bửu Yến muốn chia sẻ cho bạn cách nhận biết yến sào bị hư và cách xử lý chúng theo từng tình trạng. Cùng theo dõi để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khi sử dụng yến sào nhé!
Các cách nhận biết yến sào bị hư, mốc
Thông thường, yến sào có thể giữ được lên đến 2 – 3 năm nếu bảo quản đúng cách. Nhưng vẫn có một số trường hợp tổ yến bị mốc do bảo quản sai cách hay mua phải tổ yến kém chất lượng. Vậy làm sao để nhận biết yến sào bị hư? Sau đây là những yếu tố giúp bạn nhận biết:
Tổ yến bị đổi màu
Màu sắc là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tổ yến bị mốc. Thông thường, tổ yến sẽ có màu trắng ngà, vàng cam hoặc đỏ hồng tùy vào loại yến. Tuy nhiên, nếu phát hiện tổ yến bị đổi màu so với màu sắc thường thấy kể trên thì đây là dấu hiệu cho thấy yến đã bị hư hỏng, nấm mốc.
Màu sắc của nấm mốc trên tổ yến thường thấy nhất là các đốm màu xám, đen, xanh, đỏ nhạt,… Nhưng không loại trừ các nấm mốc màu trắng, để kiểm tra loại nấm này bạn nên sờ vào tổ nếu phát hiện bụi bẩn màu trắng hoặc ẩm ướt thì chính xác là tổ yến đã bị nấm mốc ký sinh và hư hỏng.
Các đốm màu này sẽ xuất hiện theo dạng loang lổ, không đều nhau. Chúng rất dễ nhận biết, chỉ cần bạn quan sát là có thể phát hiện tình trạng hư hỏng này trên tổ yến.
Kết cấu thay đổi
Khi tổ yến bị mốc, kết cấu tổ yến sẽ thay đổi theo tùy vào mức độ hư hỏng. Trong trạng thái bình thường, tổ yến có kết cấu giòn, các sợi yến đan vào nhau mềm mại và mịn màng khi sờ phải. Nhưng nếu nhận thấy tổ yến mềm, ẩm ướt, thô ráp, xơ, các sợi không còn giữ được liên kết ban đầu hay thậm chí là dính vào nhau chứng tỏ tổ yến đã hư hỏng nặng và không thể sử dụng được nữa.
Đối với những loại tổ yến đã thay đổi kết cấu, cách xử lý tổ yến bị mốc tốt nhất là bỏ toàn bộ. Bởi rễ nấm mốc đã ăn sâu vào thành phần tổ yến, nếu dùng phải nguy cơ ngộ độc rất cao.
Mùi hôi
Cuối cùng, bạn có thể nhận biết tổ yến bị mốc thông qua mùi hôi của chúng. Khác với mùi tanh đặc trưng của tổ yến thô, yến bị mốc có mùi mốc, hôi khá khó chịu. Mùi hôi này của yến là do các vi khuẩn, vi sinh vật gây nên.
Tuy nhiên, mùi tổ yến thô bị mốc tương đối khó nhận biết do chúng đã có sẵn mùi tanh đặc trưng như lòng đỏ trứng gà nếu không phải người sành yến hay chuyên gia. Để nhận biết yến có hư hỏng hay không bạn cần kết hợp với các yếu tố khác là màu sắc, kết cầu tổ.
Xác định mức độ mốc của tổ yến sào
Dựa trên những đặc điểm về màu sắc, kết cấu và mùi hôi có thể phân tổ yến bị mốc ra thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng. Xác định được mức độ mốc của tổ yến giúp bạn dễ dàng hơn trong cách xử lý tổ yến bị mốc làm sao cho vừa tiết kiệm vừa đảm bảo được an toàn cho sức khỏe.
Tổ yến bị mốc mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, tổ yến thô bị mốc chỉ xuất hiện các điểm mốc nhỏ thường là màu trắng hoặc xám nhạt. Diện tích mốc không lan rộng hoặc chiếm quá nhiều diện tích tổ. Ngoài ra, kết cấu tổ chưa thay đổi, tổ cũng không có mùi hôi khó khó chịu.
Những tổ yến có dấu hiệu bị mốc như thế thường sẽ được giữ lại và sử dụng, chỉ cần xử lý đúng cách là có thể đảm bảo an toàn cho người dùng. Cách xử lý tổ yến bị mốc cấp độ nhẹ, bạn có thể theo dõi thông tin bên dưới.
Yến sào bị mốc mức độ trung bình
Các dấu hiệu tổ yến thô bị mốc mức độ trung bình dễ dàng nhận thấy hơn. Các đốm mốc xuất hiện nhiều hơn, chiếm một phần tổ yến. Tổ yến mặc dù chưa thay đổi kết cấu quá nhiều nhưng yến có mùi hôi mùi hôi khó chịu, nồng của mùi mốc.
Ở mức độ này, khi phát hiện thì không nên sử dụng và nên bỏ toàn bộ tổ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân nhé! Bởi đây là dấu hiệu cho thấy nấm mốc đã xâm hơn phân nửa tổ, lan vào thành phần của tổ.
Yến sào bị mốc mức độ nặng
Tổ yến bị mốc ở mức độ nặng khi nhìn thấy bạn có thể nhận ra ngay thông qua màu sắc, kết cấu và mùi hôi. Những tổ yến thô bị mốc nặng sẽ xuất hiện những lớp mốc màu xanh, đen thật dày trên bề mặt. Phần mốc có thể chiến phần lớn có khi là toàn bộ tổ yến.
Cùng với đó, kết cấu tổ cũng thay đổi không còn khô, giòn như ban đầu. Thay vào đó tổ mềm, ẩm và các sợi yến rời rạc hoặc dính vào nhau thành cục. Mùi hôi của yến cũng nồng hơn, gây khó chịu khi ngửi phải.
Cách xử lý tổ yến bị mốc, bị hư
Cách xử lý tổ yến bị mốc còn tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của tổ, cụ thể như sau:
- Đối với tổ yến mốc nhẹ: Những tổ yến này có thể được giữ lại, cắt bỏ những phần bị mốc và sử dụng phần có màu sắc trắng ngà, không có dấu hiệu hư hỏng. Nếu có thể nên sử dụng ngay phần tổ yến đã loại bỏ mốc, để tránh chất lượng tổ yến giảm sút.
- Đối với tổ yến mốc trung bình và nặng: Tổ yến ở hai mức độ này nên được bỏ hoàn toàn và không sử dụng lại bất kỳ thành phần nào dù còn tươi mới. Khi mốc trên tổ yến đạt mức độ trung bình trở lên, rễ mốc đã ăn sâu vào thành phần yến và có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng sức khỏe về sau nếu sử dụng.
Bảo quản yến sau khi loại bỏ phần mốc, hư
Đối với tổ yến bị mốc ở cấp độ nhẹ, bạn có thể loại bỏ phần mốc và bảo quản như bình thường. Đối với tổ yến thô, yến tinh chế hoặc yến rút lông chỉ cần cho vào hộp kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nếu điều kiện sống của bạn có khí hậu ẩm ướt, bạn có thể bọc tổ yến bằng khăn giấy để tăng hiệu quả hút ẩm.
Còn đối với tổ yến tươi, nên cho vào túi zip cho vào ngăn đông tủ lạnh để tăng thời gian bảo quản. Tuy nhiên, với những tổ yến sau khi loại bỏ phần mốc bạn nên ưu tiên sử dụng trước nhất để đảm bảo dinh dưỡng tuyệt đối trong tổ.
Tác hại của việc sử dụng tổ yến bị mốc
Tổ yến là sản phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng tổ yến bị mốc thì không. Thậm chí chúng còn gây nên nhiều tác hại xấu, nguy hiểm cho người dùng nếu chẳng may ăn phải như sau:
- Ngộ độc thực phẩm: Nấm mốc có thể sản xuất các độc tố như aflatoxin và mycotoxin, khi tiêu thụ vào cơ thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm do ăn phải tổ yến bị mốc có thể bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,… Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám nhé!
- Rối loạn tiêu hóa: Vi khuẩn và nấm mốc là nguyên nhân lớn nhất gây rối loạn hệ tiêu hóa. Khi sử dụng yến bị mốc có thể gây nên tình trạng như tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu và nôn mửa.
Sử tổ yến bị mốc gây đau bụng
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Trong mốc có khá nhiều các hạt vi khuẩn và hạt nấm liti, khi ăn phải chúng có thể tiến vào hệ hô hấp và gây các tình trạng nghiêm trọng như ho, viêm phế quản, viêm phổi,…
- Suy gan và suy thận: Một số loại độc tố có trong mốc có thể gây ra tổn thương cho gan và thận nếu sử dụng một lượng lớn trong thời gian dài.
Sử dụng tổ yến bị mốc có thể không phát hiện ngay bằng các triệu chứng như ngộ độc, rối loạn tiêu hóa nhưng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, khi phát hiện dấu hiệu mốc, hư hỏng trên tổ yến cần loại bỏ ngay và tuyệt đối không sử dụng chúng.
Một vài thắc mắc về tổ yến bị hư, mốc
Để giúp bạn xác định tổ yến bị mốc, hư hỏng chắc chắn hơn, Bửu Yến xin giải đáp các thắc mắc sau đây:
Tổ yến để lâu bị vàng, bị đổi màu có phải hư không?
Tổ yến bị vàng hoặc đổi màu không nhất thiết là dấu hiệu của việc hư hỏng. Về cơ bản, tổ yến thô tự nhiên có thể bảo quản trong thời gian dài mà không gây đổi màu. Tuy nhiên, không phủ nhận trong quá trình bảo quản, tổ yến có thể bị đổi màu một cách tự nhiên do các tác động từ môi trường như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.
Nếu mày sắc tổ yến từ trắng ngà sang vàng nhạt thì đây là sự thay đổi màu sắc bình thường, không gây ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến. Nhưng trong một số trường hợp, tổ yến để lâu bị vàng còn do đã độn các chất như đường, lòng trắng trứng, rau câu,… để tăng trọng lượng. Dấu hiệu của các loại yến kém chất lượng này khá dễ nhận biết, chúng thường xuất hiện dạng đốm thay vị chuyển màu từ nhiên nguyên tổ.
Tổ yến bị rêu có phải hư không?
Tổ yến bị rêu là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải khi nuôi tổ yến và đây không phải là dấu hiệu tổ yến bị mốc hay hư hỏng. Rêu thường xuất hiện do các yếu tố như độ ẩm, ánh sáng không đủ hoặc không phù hợp trong quá trình chim yến làm tổ.
Tổ yến bị rêu không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng nhưng lại làm giá trị thẩm mỹ của tổ yến thô. Và chúng có thể loại bỏ hoàn toàn bằng cách ngâm, rửa nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
Xem thêm công thức chế biến: Cách làm yến chưng hạt sen
Như vậy, toàn bộ cách nhận biết và xử lý tổ yến bị mốc đã được Bửu Yến chia sẻ cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn xác định tình trạng mốc và đưa ra hướng xử lý đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, chọn yến chất lượng cũng là một trong những điều quan trọng bạn cần lưu ý để đảm bảo chất lượng và thời gian bảo quản tổ yến, đừng quên nhé!