Đổ dồn thức ăn vào trung tâm của đĩa rồi cho vào lò vi sóng hâm nóng là cách hâm sai, cách đúng là rải đều thức ăn thành vòng tròn gần mép đĩa, trung tâm đĩa để trống, thức ăn sẽ nóng đều, ngon hơn.
Hiện nay, lò vi sóng đã trở nên phổ biến và được cá gia đình sử dụng để hâm nóng thức ăn. Chỉ với vài bước là bạn đã có ngay món ăn nóng hổi lại không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên có nhiều người hâm nóng nhưng lại không biết rõ nguyên lí hoạt động của lò vi sóng, do đó món ăn thường không được làm nóng đều. Hãy cùng Yến Nhà Phúc tìm hiểu cách hâm nóng đồ ăn chuẩn không cần chỉnh dưới đây nhé!
Vị trí đặt trong lò
Thông thường người sử dụng lò sẽ đặt thức ăn vào giữa lò nhưng điều này sẽ làm thức ăn không nóng đều vì các tia sóng thường đi ngoài vào trong và vị trí ở giữa thì tia sóng không thể chiếu tới (nên còn được gọi là điểm lạnh). Một lời khuyên chính là bạn nên đặt lệch sang 1 bên sẽ giúp thức ăn được hâm nóng đúng cách.
Đặt thức ăn vào lò cần lệch sang một bên
Cách sắp xếp thức ăn trên dĩa
Khi hâm nóng thức ăn thừa, nhiều bà nội trợ có thói quen xếp thức ăn thành 1 chồng ở trung tâm của đĩa đựng, sau đó cho thẳng đĩa vào lò vi sóng. Sóng phát ra từ lò vi sóng để làm nóng thức ăn thường không thể phát đi quá xa. Nó không thể dễ dàng chiếu xuyên vào lớp thức ăn để làm nóng lớp đồ ăn nằm sâu bên trong đĩa.
Thay vì dồn thức ăn vào giữa đĩa hâm thì bạn nên rải đều thức ăn thành một vòng tròn gần mép đĩa, ở trung tâm đĩa để trống, sau đó đặt đĩa vào lò vi sóng, thời gian hâm sẽ được rút lại đáng kể và món ăn cũng thơm ngon nóng hổi.
Lưu ý: là nếu thức ăn của bạn có hình dáng, kích cỡ không đồng đều, miếng to miếng nhỏ thì bạn nên đặt các miếng to ở bên ngoài, gần mép đĩa, xếp các miếng nhỏ vào bên trong thì hiệu quả hâm nóng vẫn tốt nhé.
Không xếp thức ăn thành chồng mà phải rải đều
Sử dụng dụng cụ đựng chuyên dụng
Khi sử dụng lò vi sóng thì bạn cần cho thức ăn vào dụng cụ chuyên dụng rồi mới đặt vào lò. Ngoài ra tuyệt đối không sử dụng các đồ dùng bằng kim loại, inox…để đựng thức ăn vì đồ dùng kim loại sẽ làm lệch sóng vi ba và tạo nguy cơ phóng điện gây ra cháy nổ.
Ngoài ra giấy bạc, túi giấy cũng không nên cho vào lò vì dễ gây cháy nổ hoặc có thể tạo ra khói độc. Đảm bảo cho thức ăn ra tô, dĩa, hộp đựng bằng sứ hoặc thủy tinh an toàn cho lò vi sóng.
Sử dụng dụng cụ đựng chuyên dụng
Giữ ẩm
Nếu bạn đang muốn hâm lại đồ kho hoặc có nước sốt thì bạn hãy thêm chút nước trước khi cho vào lò. Ngoài ra bạn có thể dùng khăn đã làm ẩm, màng bọc thực phẩm chuyên dùng cho lò vi sóng phủ lên tô, dĩa. Mục đích giúp món ăn không bị khô và tránh được tình trạng nước sốt bắn ra ngoài.
Bọc bằng màng bọc chuyên dụng để giữ ẩm và tránh bắn sốt ra ngoài
Hâm nóng từng phần riêng biệt
Nếu bạn cần hâm nóng thức ăn có nhiều lớp hoặc dày thì bạn nên cho từng phần vào hâm nóng thay vì cho vào làm nóng cùng lúc. Ngoài ra nếu miếng thịt hoặc thực phẩm dày thì bạn nên cắt nhỏ sẽ giúp làm nóng hiệu quả hơn.
Điều chỉnh thời gian hợp lý
Khi sử dụng lò thì bạn nên điều chỉnh thời gian nấu và công suất nấu phù hợp cho từng loại thực phẩm. Không nấu hoặc hâm thực phẩm quá lâu trong lò vi sóng, nếu lỡ hâm thời gian quá lâu thì không nên sử dụng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thời gian lí tưởng để hâm nóng thức ăn là 30 giây đến 1 phút sẽ giúp giữ nguyên hương vị ban đầu của món ăn.
Điều chỉnh thời gian hợp lý khi hâm nóng
Hi vọng qua chia sẻ trên của Yến Nhà Phúc, bạn đã có thể biết được cách hâm nóng thức ăn đúng cách. Nếu bạn biết nhiều mẹo hâm nóng thức ăn khác, đừng quên chia sẻ cho Yến Nhà Phúc biết nhé!