Nước đường là nguyên liệu quan trọng trong làm bánh Trung Thu. Tuy nhiên chúng rất dễ có màu quá sậm, bị lên ga, bị đông cứng hay đọng đường trắng bên dưới lọ. Bạn có thể tránh những tình trạng trên khi sử dụng đường cát trắng, hòa thêm chút nước ấm hay thêm chút chanh.
Nấu nước đường bánh trung thu
Nước đường bánh trung thu là một trong những loại nguyên liệu rất quan trọng để có thể tạo nên những chiếc bánh trung thơm ngon chuẩn vị. Nhờ nước đường mà những chiếc bánh trung thu khi ra lò sẽ có được vị ngọt đặc trưng, màu bánh đẹp mắt và đồng thời cũng tăng thời gian bảo quản bánh lâu hơn.
Đặc biệt khi bạn làm bánh nướng, việc sử dụng nước đường còn có tác dụng giúp bánh thành phẩm có màu chuẩn đẹp, vị ngọt vừa đủ, ngon lành. Hơn nữa, nước đường để thời gian càng lâu thì sẽ có màu càng đẹp, dùng làm bánh càng ngon, giúp bánh mềm và thơm ngon.
Hiện nay bạn có thể tìm mua nước đường tại các cửa tiệm làm bánh hoặc tự làm tại nhà. Dù cách làm khá đơn giản, thế nhưng bạn vẫn có thể gặp phải một số lỗi sau đây.
Để bánh trung thu ngon và chuẩn vị thì mời bạn tham khảo cách nấu nước đường chuẩn không cần chỉnh lại vô cùng đơn giản.
Những lỗi gặp phải khi nấu nước đường bánh trung thu
Nước đường bánh dẻo không trắng
Nguyên nhân: Do loại đường bạn sử dụng, cũng như dụng dụ làm nước đường bị bám vôi hay rỉ sét, bám bẩn tạo màu.
Cách khắc phục:
– Với nước đường dành cho bánh dẻo bạn nên chọn đường cát trắng tinh luyện.
– Kiểm tra các dụng cụ làm nước đường, đảm bảo chúng được rửa sạch trước khi tiến hành nấu.
Nước đường ngọt gắt
Nguyên nhân: Dù bạn dùng tỷ lệ 1:1 nước đường vẫn ngọt gắt vì trong đường tinh luyện độ ngọt đậm hơn, nhưng lại mang vị gắt không thanh.
Cách khắc phục:
Bạn nên sử dụng 50% đường cát trắng tinh luyện và 50% đường thốt nốt để nước đường có vị ngọt thanh.
Nước đường lên ga
Nguyên nhân: Đường lên ga thường do axit trong chanh phản ứng với nước đường khi hũ đường bị đậy quá chặt, khí trong lọ không thoát ra bên ngoài được.
Cách khắc phục:
Với nước đường bạn chỉ cần đậy nắp vừa phải và đặt trong ngăn mát tủ lạnh để tránh kiến và côn trùng. Khi đường đã lên ga bạn tuyệt đối không được sử dụng chúng khi làm bánh.
Đường đọng bên dưới lọ
Nguyên nhân: Hiện tượng lại đường xuất hiện khi đường đã tan bạn vẫn tiếp tục khuấy mạnh làm hạt đường bám tụ lại, hoặc đổ trực tiếp nước đường từ nồi sang lọ mà không dùng muỗng múc đường.
Cách khắc phục:
– Dùng khăn ẩm lau lớp đường bám trên thành nồi, tránh để chúng rơi xuống nước đường. Dùng muỗng nhẹ nhàng múc nước đường sang lọ bảo quản.
– Nếu nước đường đã có phần đường đọng bên dưới, bạn có thể ngâm lọ vào nước ấm, dùng đũa khuấy nhẹ cho phần đường tan hoàn toàn, cho vào nước đường vài giọt nước cốt chanh giúp đường không đọng lại. Bắc nước đường lên bếp nấu lại tới khi đạt.
Nước đường đông cứng hoặc quá đặc
Bạn dùng một tô nước, nhỏ nước đường vào, nếu nước đường đọng lại ở đáy thành mảng tròn là nước đường quá đặc.
Nguyên nhân: Thời gian nấu nước đường quá lâu.
Cách khắc phục:
Trường hợp này bạn thêm nước ấm vào từ từ để làm loãng nước đường. Cho nước đường vào nồi nấu lại với lửa nhỏ cho loãng ra.
Nước đường bị đắng
Nguyên nhân: Nước đường bị đắng do bị cháy, đun quá lâu trên lửa lớn, trong nước đường có lẫn phần vỏ chanh.
Cách khắc phục:
– Bạn nên dùng đũa chạm nhẹ vào phần nước đường, thấy chúng có thể nhỏ thành giọt hơi đặc là được, không đun nước đường quá lâu hay đun trên lửa lớn.
– Nên sử dụng nước cốt chanh thay vì cho cả vỏ chanh vào nồi.
Yến Nhà Phúc mong rằng với những lưu ý trên bạn có thể chế biến thành công nước đường cho bánh trung thu tự tay bạn chế biến sẽ thật ngon và đẹp mắt. Bạn nhớ nước đường cho bánh dẻo phải trong và không màu nhé.
Bạn sẽ quan tâm:
- Cách nấu nước đường bánh nướng Trung Thu tại nhà
- Cách làm bánh Trung Thu không cần lò nướng
- Hướng dẫn làm bánh Trung Thu tại nhà cho người mới bắt đầu