Ăn cua lâu nay, liệu bạn có biết chính xác đâu mới là gạch cua? Bạn có đang hiểu lầm phần màu vàng bên trong cua là gạch cua hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nhiều người đã từng ăn hải sản mấy chục năm đều có suy nghĩ đơn giản rằng phần màu vàng trong cua biển chính là gạch. Suy nghĩ đó chưa hoàn toàn chính xác, vậy phần màu vàng đó là gì? cùng theo dõi chia sẻ dưới đây để có câu trả lời.
Nếu như ai đã từng ăn cua biển bạn sẽ thấy bên trong con cua có phần màu vàng, dĩ nhiên mọi người đều có chung suy nghĩ rằng đó là gạch cua, đây cũng được cho là phần tốt nhất của con cua vì nó chứa nhiều dinh dưỡng. Vậy sự thật là:
“Phần màu vàng” của cua biển thực sự là gì?
Khi gỡ mai cua biển ra bạn sẽ thấy có một “lớp nhầy màu vàng” được dân gian gọi là gạch của cua. Còn theo các nhà khoa học giải thích thì phần gạch này chính là nơi chứa các tế bào sinh dục của cua biển.
Với cua đực thì đó là hệ thống các tế bào sinh tinh, còn ở cua cái thì đó là buồng trứng của nó. Thông thường khi bạn mua cua bạn sẽ thấy con cái có nhiều gạch hơn thậm chí ở phần yếm có tới ⅔ là gạch cua.
Có nên ăn gạch cua không?
Câu trả lời là có, đặc biệt gạch cua biển còn rất bổ dưỡng vì trong đó có chứa rất nhiều dinh dưỡng như: nhiều axit béo omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm; giàu protein giúp tái tạo các tế bào; ngoài ra gạch cua còn giúp nam giới bổ khí, sinh tinh và trợ dương rất tốt.
Mặc dù có chứa cholesterol nhưng nó ở một mức độ rất thấp và tốt cho sức khỏe, nếu biết ăn với mức độ vừa phải thì gạch cua còn được đánh giá là rất tốt cho những bệnh nhân bị cao huyết áp hay các bệnh về tim mạch khác.
Ăn cua biển quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe
Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu như bạn ăn quá nhiều gạch cua cũng không tốt, đặc biệt theo Bộ Y tế Mỹ đã phân loại gạch cua thuộc nhóm không an toàn cho sức khỏe con người vì trong gạch cua có chứa các chất như: cadmium, biphenyls polychlorin (PCB) đều là những chất không tốt cho sức khỏe.
Cua là một trong số những loài thủy hải sản gây dị ứng hàng đầu vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận khi ăn nhiều cua, ngoài ra nếu bạn có tiền sử dị ứng thì tốt nhất nên tránh xa để tránh nguy hại đến sức khỏe.
Trong cua có nhiều natri vì vậy nếu như bạn bị một số bệnh như: tiểu đường, bệnh gout, bệnh gan, bệnh thận thì không nên ăn quá nhiều cua.
Vậy ăn cua thế nào mới đúng cách?
Tốt nhất mỗi lần ăn cua bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 con là đủ (theo Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS))
Bạn nên hạn chế ăn cua lông vì chúng chứa nhiều dioxin trong cơ thể, còn hầu như các loại cua khác vẫn an toàn.
Khi chọn mua cua thì bạn cần lựa chọn những nguồn cung uy tín để đảm bảo cua được bắt ở môi trường không bị ô nhiễm.