Chè trôi nước là một món ăn vặt của người Việt với thành phần chủ yếu là bột nếp. Là món ăn không thể thiếu trong dịp cúng đông chí, Tết Đoan Ngọ,…
Chè trôi nước vừa là một món ăn ngọt ngào, hấp dẫn, vừa là một nét đẹp đặc sắc trong nền văn hóa ẩm thực của nước ta. Hôm nay, Yến Nhà Phúc sẽ giúp bạn tổng hợp 9 cách làm bánh trôi, chè trôi nước thơm ngon, dẻo mềm và không bị cứng nhé!
Tham khảo thêm: Tết Đông Chí: Tìm hiểu phong tục ngày Đông Chí của người Hoa
Cách nấu chè trôi nước không bị cứng
25 phút Chế biến
30 phút Dành cho
2 – 3 người
Nguyên liệu làm chè trôi nước
- 150g đậu xanh đã tách vỏ
- 50g khoai lang trắng
- 400g bột nếp
- 400ml nước cốt dừa
- 15g bột năng
- 15g bột gạo
- 70g dừa sợi
- 22g hành phi
- 70g gừng
- 375g đường thốt nốt
- 1 ống bột vani
- Gia vị khác: muối, đường cát trắng
Mẹo hay: Để giúp món chè giữ được hương vị ngọt bùi, thơm ngon trọn vẹn, bạn lưu khi mua đậu xanh nên lựa những phần đậu có kích thước tương đối đều nhau, màu vàng tươi đẹp mắt, hương thơm tự nhiên cũng như không bị dập nát.
Nguyên liệu làm chè trôi nước
Cách làm chè trôi nước
Đầu tiên, bạn đem đậu xanh đã tách vỏ vừa mua về đi vo sạch cùng nước khoảng 2 – 3 lần. Sau đó, bạn tiến hành ngâm đậu với 1 lít nước và 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 1 tiếng, hết thời gian trên thì bạn cho đậu xanh ra rồi để ráo.
Đối với các nguyên liệu khác, gừng bạn đem đi bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt sợi mỏng vừa ăn, khoai lang trắng cũng cho rửa với nước sạch 2 – 3 lần, sau đó đem cắt bỏ 2 đầu rồi tiến hành gọt vỏ.
Sơ chế nguyên liệu
Sau khi cho đậu xanh và 50g khoai lang trắng đã sơ chế vào nồi hấp, bạn đóng nắp lại rồi tiến hành hấp trong tầm 30 phút. Hết khoảng thời gian này, bạn mở nắp nồi ra, cho khoai lang cùng đậu xanh ra 2 tô riêng rồi tán thật nhuyễn phần khoai và đậu xanh đã hấp này.
Hấp và tán nhuyễn đậu xanh cùng khoai lang
Bước tiếp theo, bạn cho vào tô lần lượt 400g bột nếp, khoai lang trắng đã tán nhuyễn, 360ml nước ấm ở khoảng 50 độ C và ¼ muỗng cà phê muối. Sau đó, bạn trộn đều để khối bột được đồng nhất rồi tiếp tục nhồi bột bằng tay khoảng 20 phút.
Khi cảm thấy bột đã dẻo mịn, nhẹ tay thì bạn tiến hành bọc tô bột lại bằng màng bọc thực phẩm rồi đem ủ trong 3 – 4 tiếng.
Trộn, nhồi và ủ bột bột làm vỏ bánh trôi
Lưu ý: Khi cho nước ấm vào hỗn hợp bột, bạn chỉ nên cho nước vào thật từ từ, đồng thời cho đến đâu trộn đến đấy để tránh hiện trạng bột bị quá nhão và khiến quá trình nhồi bột sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bắt nồi lên bếp, sau đó bạn cho vào nồi 320ml nước cốt dừa, 125ml nước lọc, ⅓ muỗng cà phê muối và hỗn hợp gồm 1 muỗng canh bột năng cùng 3.5 muỗng cà phê bột gạo đã được pha trước ở ngoài rồi bật lửa nhỏ. Khi nước cốt dừa đạt đến độ sánh như mong muốn, bạn tắt bếp, cho thêm vào nồi 1 ống bột vani và khuấy đều.
Nấu nước cốt dừa
Mẹo hay: Ngoài ra, bạn cũng có thể khiến món ăn trở nên hấp dẫn, ngậy béo hơn bằng cách tự nấu nước cốt dừa tại nhà bằng vài bước đơn giản cùng một số nguyên liệu dễ tìm như cơm dừa, bột năng, muối,…
Bắc chảo lên bếp, tiếp theo bạn cho đậu xanh đã tán nhuyễn, 80ml nước cốt dừa còn lại trong lon nước cốt dừa, ½ muỗng cà phê muối và 2 muỗng canh đường vào chảo. Sau đó, bạn bật lửa ở mức nhỏ và tiến hành sên nhân đậu xanh.
Khi nhân đậu xanh đã ráo được một chút, bạn cho tiếp vào chảo 70g dừa sợi, trộn đều để phần nhân được dẻo mịn, đồng nhất với nhau, đến khi phần nhân này không còn dính tay hay dính nồi nữa thì bạn tắt bếp, cho thêm 1.5 muỗng canh hành phi vào, trộn đều rồi cho phần nhân này ra một tô riêng.
Sên nhân đậu xanh
Kế tiếp, bạn nặn lần lượt phần nhân đậu xanh và phần bột vỏ bánh thành những viên tròn, sao cho viên nhân có khối lượng khoảng 20g/viên và viên bột nặng khoảng 30g/viên.
Sau đó, bạn dùng ngón cái nhấn vào điểm chính giữa của viên bột vỏ bánh để tạo thành 1 hình vòng tròn lớn vừa phải, tiếp đó bạn đặt viên nhân đậu xanh vào, se bột rồi nặn sao cho phần vỏ trắng phải bọc kín nhân đậu xanh và thực hiện như vậy đến khi hết nguyên liệu.
Làm viên bánh trôi
Mẹo hay:
– Trong trường hợp hết đậu xanh nhưng vẫn còn thừa phần bột bánh màu trắng, bạn có thể tiếp tục nặn bột thành các viên tròn nhỏ giống trân châu và sử dụng để nấu chè như bình thường nhé!
– Khi nặn xong các viên bánh trôi và cần để ra khay đựng riêng, bạn có thể trải trước trên khay một lớp màng bọc thực phẩm để bánh không bị dính vào khay mà gây rách lớp vỏ ngoài.
Bước cuối cùng, bạn bắc 1 nồi to lên bếp, bật lửa ở mức trung bình rồi lần lượt cho vào nồi 1 lít nước lọc, 375g đường thốt nốt, 1 muỗng cà phê muối và khuấy đều để gia vị được tan hoàn toàn.
Sau khi nêm nếm lại gia vị, bạn cho 70g đường cắt sợi vào nồi nước đường, đun sôi 2 – 3 phút rồi cho tiếp các viên bánh trôi vào và nấu trong khoảng 15 phút. Khi các viên bánh đã nổi lên trên mặt nước và có lớp vỏ căng, hơi trong thì bạn tắt bếp, múc chè ra chén và thêm nước cốt dừa với lượng tùy ý nữa là hoàn tất.
Nấu chè trôi nước
Món chè trôi nước có mùi thơm hấp dẫn và hương vị dẻo mịn, ngọt bùi, ngậy béo
Không chỉ có màu sắc đẹp mắt và mùi thơm hấp dẫn, món chè trôi nước này còn mang một sự ngọt ngào vô cùng thơm ngon, đặc biệt khi được ăn kèm với một chút đậu phộng rang, mè trắng thì sẽ càng làm bật lên các hương vị khác của món ăn, điển hình là sự ấm nóng của gừng, sự dẻo dai của lớp vỏ và cả sự ngọt bùi của nhân đậu xanh.