Cách chưng yến sào không đúng, rất dễ khiến dinh dưỡng trong tổ yến hao hụt và làm giảm những lợi ích về sức khỏe. Vậy đâu là cách chưng tổ yến đúng? Yến chưng với gì là tốt nhất? Theo dõi ngay bài viết này, Bửu Yến sẽ bật mí cho bạn 8 cách chưng cách thủy tổ yến thơm ngon và giữ trọn dinh dưỡng!
Cách chọn yến sào chất lượng để chưng yến
Chất lượng yến sào là yếu tố quyết định cách chưng yến bổ dưỡng hay không. Chỉ khi lựa chọn được tổ yến chất lượng, nguyên chất mới có thể đảm bảo được giá trị dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Để làm được điều đó, khi chọn tổ yến chưng bạn cần kiểm tra các tiêu chí sau:
- Hình dáng tổ, sợi yến: Tổ yến chuẩn thường có hình tam giác (tổ yến góc) hoặc hình nửa cái chén. Đồng thời, sợi yến dài, trong trải đều tổ và đan xen vào nhau.
- Màu sắc yến: Thông thường, tổ yến sào sẽ có màu trắng ngà, hơi đục tự nhiên. Với những tổ có màu trắng tinh, cần cân nhắc cẩn thận bởi có thể đã qua xử lý chất tẩy hoặc làm giả.
- Mùi vị: Với dân sành yến, cách chưng yến sào đúng cách thông thường dễ dàng ngửi thấy mùi tanh như lòng trắng trứng gà. Đây cũng là mùi tanh đặc trưng và tự nhiên của tổ yến nguyên chất. Nên khi phát hiện mùi lạ trên tổ yến, rất có thể đây là tổ yến kém chất lượng, hư hỏng hoặc làm giả.
- Độ nở khi ngâm và chưng: Yến thật khi ngâm chỉ nở ra chứ không tan trong nước, sợi yến trong và không bị nhũn, không làm đục nước. Sau khi chưng, sợi yến tơi ra nhưng vẫn giữ được hình dạng ban đầu. Nên khi ngâm yến hoặc chưng, xuất hiện các dấu hiệu làm đục nước, sợi yến nhũn không còn nguyên hình dạng sợi, không nghi ngờ gì bạn đã mua phải yến kém chất lượng, độn tạp chất.
Lưu ý: Tuyệt đối không chọn mua các loại tổ yến xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, hư hỏng hoặc mùi lạ.
Ngoài việc áp dụng cách kiểm tra chất lượng tổ yến, bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp yến sào uy tín, có giấy kiểm định và cam kết chất lượng rõ ràng tương tự như Bửu Yến. Tránh những nơi bán tổ yến quá rẻ so với mức giá thị trường, đây rất có thể là yến giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng.
Tổ yến chưng với gì là tốt nhất?
Việc lựa chọn nguyên liệu kết hợp với cách chưng yến tại nhà không chỉ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn mà còn tăng cường giá trị dinh dưỡng. Nhưng với vô vàn các loại nguyên liệu chưng yến hiện nay, chưng yến với gì là tốt nhất? Một số nguyên liệu đươc đánh giá cao phải kể đến như táo đỏ, kỷ tử, saffron, đồng trùng hạ thảo, long nhãn, đường phèn,…
Thật ra, cách chưng yến tốt nhất hay hiệu quả nhất phù thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng người. Không có quy chuẩn tổ yến chưng với gì là tốt nhất, tùy vào sở thích, nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn kết hợp chưng yến với các nguyên liệu phù hợp riêng. Tuy nhiên, với những người có bệnh nền như cao huyết áp, tim mạch, ung thư,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại nguyên liệu chưng yến để đảm bảo tác dụng của tổ yến mang lại cho sức khoẻ người dùng.
8 Cách chưng yến đơn giản nhất, giữ trọn vẹn dinh dưỡng
Để giúp bạn chưng yến đúng cách, sau đây là 8 công thức chưng yến cách thủy đơn giản nhất, giúp bạn dễ dàng chế biến món ăn bổ dưỡng này tại nhà. Xem nhé!
Cách chưng tổ yến đường phèn
Có thể nói, tổ yến đường phèn là cách chưng yến đơn giản nhất. Chỉ với hai nguyên liệu là yến sào và đường phèn, cùng vài bước chưng cách thủy tổ yến, bạn đã có ngay bát yến bổ dưỡng, ngọt thanh giữ trọn hương vị nguyên bản. Nếu bạn là tín đồ của yến chưng nguyên vị, đừng bỏ lỡ cách chưng yến sào đường phèn sau:
Nguyên liệu:
- Yến tinh chế: 3 – 5g
- Đường phèn
- Nước lọc
Các bước tự chưng yến đường phèn tại nhà:
- Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế trong nước khoảng 20 – 30 phút để yến nở đều. Sau đó, lọc bỏ nước ngâm và để yến ráo nước. Nếu sử dụng yến thô, bạn cần loại bỏ thật kỹ tạp chất, lông trước khi chưng yến.
- Bước 2: Cho yến vào thố sứ, thêm khoảng 200 – 300ml nước lọc, sao cho nước vừa ngập mặt yến. Chưng yến cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Khi yến đã nở đều, thêm đường phèn (10 – 20g, tùy khẩu vị), đậy nắp và chưng thêm 5 phút cho đường phèn tan hoàn toàn là món yến chưng đường phèn đã sẵn sàng để thưởng thức.
Lưu ý:
- Không ngâm yến với nước ấm hoặc nước nóng, nhiệt độ cao dễ làm hao hụt dinh dưỡng trong yến sào.
- Người bị tiểu đường, cao huyết áp,… không nên áp dụng cách chưng yến sào đường phèn. Thay vào đó, nên sử dụng các nguyên liệu có độ ngọt tự nhiên như táo đỏ, nhãn nhục,…
- Để cách làm yến chưng đường phèn không bị tanh, bạn có thể sử dụng vài lát gừng thêm vào cùng đường phèn khi chưng.
Cách chưng yến sào với táo tàu, kỷ tử
Bạn có biết rằng sự kết hợp giữa yến sào, táo tàu và kỷ tử sẽ tạo nên một “bài thuốc” quý giá cho sức khỏe? Cùng bắt tay vào chuẩn bị món ăn bổ dưỡng này ngay sau đây thôi nào!
Nguyên liệu:
- Tổ yến sào: 3-5g
- Táo tàu: 5 -7 quả
- Kỷ tử: 10g
- Đường phèn
Cách chưng yến táo đỏ với kỷ tử đúng cách:
- Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế trong nước sạch khoảng 30 phút để yến nở mềm. Sau khi yến nở, xé nhỏ yến, lọc bỏ nước ngâm và để ráo.
- Bước 2: Ngâm kỷ tử và táo đỏ trong nước khoảng 30 phút. Phần táo đỏ, đem luộc chín trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Cho tổ yến, kỷ tử, táo đỏ vào thố sứ, thêm 200 – 300ml nước hoặc điều chỉnh lượng nước theo sở thích ăn đặc hay loãng (Lưu ý nước ngập mặt yến và không quá 2/3 thố). Đặt thố vào nồi và chưng yến cách thủy trong 20 phút.
- Bước 4: Sau khi yến đã chín và mềm, thêm đường phèn chưng thêm 5 phút nữa. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể điều chỉnh lượng đường trong cách chưng yến với táo đỏ kỷ tử để phù hợp với sở thích của gia đình.
Lưu ý:
- Cần luộc chín táo đỏ trước khi cho vào chưng cùng yến, để táo có thể chín mềm và hòa quyện hơn.
- Nếu có, bạn nên thêm một ít gừng vào bước cuối để khử mùi tanh của yến.
- Cân nhắc lượng nước phù hợp, tránh để yến trào ra trong quá trình chưng.
Cách chưng yến cách thuỷ với nhãn nhục
Nhãn nhục hay còn gọi long nhãn là một trong các vị thuốc Đông Y rất được ưa chuộng. Đừng bỏ lỡ hướng dẫn chưng yến ngon cùng nhãn nhục sau đây cho mùa hè của gia đình nhé!
Nguyên liệu:
- Yến sào: 5g
- Nhãn nhục: 20g
- Đường phèn
Cách nấu tổ yến sào và nhãn nhục thanh mát:
- Bước 1: Ngâm tổ yến trong nước khoảng 30 phút để yến nở đều.
- Bước 2: Rửa sạch nhãn nhục và ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút để long nhãn mềm và nở đều.
- Bước 3: Cho nhãn nhục và yến đã làm sạch vào bát sứ chịu nhiệt, thêm nước vừa ngập mặt yến. Cho bát yến vào nồi hấp cách thủy yến chưng trong 20 phút.
- Bước 4: Khi yến và nhãn nhục đã chín, cho đường phèn vào thố và chưng yến thêm 5 phút nữa cho đường tan hết.
Lưu ý:
- Nhãn nhục không cần luộc trước, chỉ cần ngâm nở mềm và cho vào cùng yến sào.
- Nên điều chỉnh lượng đường phèn phù hợp, do nhãn nhục đã có độ ngọt sẵn.
Cách làm yến chưng lá dứa (lá nếp)
Không những giàu chất xơ, vitamin và nhiều vi khoáng chất có lợi cho sức khỏe, hương thơm dịu nhẹ, tự nhiên của lá dứa giúp còn cách chưng yến tại nhà trở nên hấp dẫn và dễ ăn hơn, nhất là đối với những người mới làm quen với món yến chưng. Hãy cùng học ngay cách hấp cách thủy yến sào với lá dứa thơm lừng ngay nhé!
Nguyên liệu:
- Yến sào khô: 5g
- Lá dứa: 1 bó
- Đường phèn
Hướng dẫn chưng yến lá dứa đúng cách:
- Bước 1: Ngâm yến trong nước 30 phút với tính tinh chế và 60 phút với yến thô, để yến nở đều.
- Bước 2: Rửa sạch lá dứa, cắt khúc và cho vào máy xay, xay nhuyễn với 300ml nước. Sau khi lá dứa nhuyễn, dùng rây lọc lấy nước cốt lá dứa.
- Bước 3: Cho yến đã sơ chế vào bát sứ chịu nhiệt, đổ nước cốt lá dứa vừa đủ ngập mặt yến. Đậy kín nắp và đem đi chưng cách thủy trong 15-20 phút với lửa nhỏ.
- Bước 4: Sau khi yến chín, cho đường phèn vào và tiếp tục chưng thêm 5 phút để đường tan hết.
Lưu ý:
- Cách nấu yến chưng lá dứa này sẽ cho ra màu xanh đặc trưng của lá dứa, nếu bạn không thích có thể không cần xay nhuyễn lấy nước cốt lá dứa mà thay thế bằng cách chưng yến cách thủy trực tiếp với nước luộc lá dứa (20 phút).
- Có thể thêm gừng vào cùng đường phèn, để món tổ yến chưng lá dứa, thơm và bổ dưỡng hơn.
Cách làm yến chưng bạch quả
Bạch quả là một trong những vị thuốc quen thuộc trong Đông Y, có nhiều tác dụng với hệ thần kinh, hô hấp,… Trong mầm xanh của bạch quả có chứa độc tố, khi nấu yến với bạch quả cần thao tác cẩn trọng theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu:
- Tổ yến tinh chế: 1 tổ (8 – 12g)
- Bạch quả tươi: 10g quả
- Đường phèn
Bí quyết chưng yến ngon bổ an toàn với bạch quả:
- Bước 1: Tổ yến tinh chế ngâm trong nước lọc khoảng 30 phút để yến nở mềm.
- Bước 2: Bạch quả tươi sau khi mua về, rửa sạch với nước muối loãng, sau đó đem luộc chín. Khi bạch quả nguội, tách bỏ vỏ bên ngoài và mầm xanh ở giữa.
- Bước 3: Chưng bạch quả với đường phèn và một ít nước trong 20–30 phút cho đến khi bạch quả chín mềm và thấm vị.
- Bước 4: Cho yến vào thố, thêm nước vừa ngập sấp mặt yến và chưng cách thủy yến trong 15 phút cho yến chín đều.
- Bước 5: Cuối cùng, kết hợp yến đã chưng với bạch quả trong cùng một thố và chưng thêm 10–15 phút nữa là món yến chưng bạch quả đã hoàn thành và sẵn sàng thưởng thức.
Lưu ý:
- Bạch quả có độc tố, nên cần sơ chế cẩn thận nhất là phải loại bỏ tất cả mầm xanh, chưng trước để loại bỏ độc tổ trong bạch quả. Tuyệt đối không dùng bạch quả còn sống.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chưng yến cách thủy với bạch quả nếu có bệnh nền hoặc đang điều trị động kinh, tiểu đường, khả năng sinh sản,…. Do, bạch quả gây tương tác với một số loại thuốc và làm giảm hiệu quả của chúng.
- Chỉ nên dùng từ 10 – 20g bạch quả mỗi ngày và tối đa 2 – 3 lần tuần..
Cách hấp yến hạt sen
Hạt sen khi kết hợp trong cách chưng yến sào đúng cách, không những mang đến hương vị thơm ngon bắt miệng mà còn đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Đừng bỏ lỡ hướng dẫn cách hấp cách thủy yến sào hạt sen bổ dưỡng, dễ dàng sau đây:
Nguyên liệu:
- Yến đã làm sạch: 5g
- Hạt sen tươi: 10 – 20g
- Đường phèn
Các bước hấp tổ yến cùng hạt sen mềm thơm bắt miệng:
- Bước 1: Yến đã làm sạch (tinh chế hoặc rút lông), khi mua về cần ngâm nở trước với nước từ 30 – 45 phút.
- Bước 2: Hạt sen tươi, tách bỏ vỏ và tâm sen, sau đó đem luộc trong khoảng 10-15 phút cho đến khi chín mềm.
- Bước 3: Cho yến sào và hạt sen đã sơ chế vào bát sứ chịu nhiệt. Đổ nước vào bát sao cho ngập mặt yến, đậy kín nắp và đem đi chưng cách thủy trong 20-25 phút với lửa nhỏ (80 -85 độ C).
- Bước 4: Khi yến và hạt sen chín mềm, cho đường phèn vào bát và tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa cho đường tan hết.
Lưu ý:
- Tâm sen có vị đắng, nhẫn nên để yến chưng không đắng, cần loại bỏ tâm sen.
- Hạt sen có độ cứng nhất định, thời gian chín lâu nên cần luộc trước để đảm bảo cách chưng yến sào hạt sen mềm, thơm.
Cách làm yến chưng gừng
Bạn sợ chưng yến bị tanh? Cách chưng yến đường phèn gừng sẽ giúp bạn khử đi vị tanh tự nhiên của yến, mang đến món yến thơm ngon hơn. Cách chưng yến tại nhà với gừng cũng không hề khó, cùng thử nhé!
Nguyên liệu:
- Tổ yến sào: 3 – 5g
- Gừng tươi: 1 – 2 nhánh
- Đường phèn
Bí quyết chưng yến không bị tanh với gừng:
- Bước 1: Sử dụng yến tinh chế hoặc yến rút lông nguyên tổ, ngâm yến trong nước khoảng 30 – 45 phút, để yến mềm ra, sau đó rửa sạch, xé nhỏ sợi và vớt ra để ráo.
- Bước 2: Cho yến vào thố, đổ nước ngập mặt yến và đặt thố vào nồi, chưng yến cách thủy trong 20 – 25 phút. Để tránh nhiệt độ quá cao tác động trực tiếp lên yến, bạn có thể lót một lớp khăn mỏng dưới đáy thố.
- Bước 3: Khi yến đã chín và nở mềm, thêm đường phèn và gừng thái sợi vào thố, chưng thêm 5 phút nữa cho đến khi đường tan hoàn toàn.
Lưu ý:
- Cách chưng yến đúng cách với gừng là cho gừng vào cuối quy trình chưng. Thêm gừng vào sớm dễ làm yến bị đắng, cay nóng quá mức.
Cách nấu yến chưng hạt chia
Hạt chia giàu omega-3, chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu, luôn là cách chưng yến ngon, bổ dưỡng không sợ tăng cân, đẹp da của chị em. Đừng bỏ lỡ món yến chưng hạt chia thanh mát, bổ dưỡng này, cùng vào bếp chuẩn bị nhé!
Nguyên liệu:
- Tổ yến tinh chế: 5g
- Hạt chia: 1 – 2 muỗng cà phê
- Đường phèn
Cách làm nước yến chưng hạt chia thanh mát đúng cách:
- Bước 1: Tổ yến tinh chế đã được làm sạch, chỉ cần ngâm trong nước khoảng 30 phút để yến nở mềm, sau đó rửa sạch và xé nhỏ sợi.
- Bước 2: Trước khi chưng, ngâm hạt chia trong nước lọc khoảng 10–15 phút để hạt chia nở đều. Hạt chia sẽ tạo ra lớp gel xung quanh, làm cho món yến thêm phần hấp dẫn.
- Bước 3: Cho yến đã sơ chế vào thố, thêm nước ngập mặt yến và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Để tránh nhiệt độ quá cao tác động trực tiếp lên yến, có thể lót một lớp khăn mỏng dưới đáy thố.
- Bước 4: Khi yến đã chín mềm, thêm đường phèn vào thố và chưng thêm 5 phút cho đến khi đường tan hoàn toàn. Sau đó, cho hạt chia đã ngâm vào, khuấy nhẹ để hạt chia hòa quyện đều trong thố yến.
Lưu ý:
- Hạt chia khi ngâm nở là có thể thưởng thức, nên cho vào sau khi yến đã chín.
- Nếu không ngâm hạt chia trước, nên cho hạt chia vào cùng với đường phèn và chưng yến cách thủy thêm 5 phút để hạt chia có thể nở đều.
Các câu hỏi thường gặp khi làm yến chưng
Sau những hướng dẫn chưng yến đúng cách với từng nguyên liệu, Bửu Yến sẽ giải đáp thêm các thắc mắc thường gặp khi hấp cách thủy tổ yến, để bạn dễ dàng chưng và ăn yến sào đúng cách, tận dụng tối đa dinh dưỡng trong tổ yến sào. Xem ngay!
Làm sao để chưng yến không bị khê?
Cách làm và chưng tổ yến không đúng cách dễ làm yến bị khê (khét) trong quá trình chưng. Để tránh tình trạng khê yến, bạn cần lưu ý:
- Lửa quá lớn là nguyên nhân chính dẫn đến cách chưng yến tại nhà bị khê và hao hụt dinh dưỡng, nhiệt độ chưng yến không nên quá 85 độ C. Nên lót thêm một lớp khăn dưới đáy thố, giảm tác động nhiệt lên tổ yến.
- Lượng nước hấp cách thủy tổ yến phải vừa đủ sấp mặt yến. Nước quá ít, dễ khiến yến chưng bị khê, do không đủ nước để nở.
- Không nên chưng yến quá lâu, thời gian chưng yến cách thủy chỉ nên từ 20 – 30 phút. Với nồi chưng chuyên dụng, có thể lâu hơn từ 45 – 60 phút.
- Kiểm tra nước và độ nở của yến thường xuyên khi chưng, đảm bảo cách chưng yến đúng cách, mềm và chín đều, tắt lửa ngay khi yến đã chín.
Chưng yến trong thời gian bao lâu, bao nhiêu phút?
Chưng yến trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào loại yến và công thức chưng yến. Thông thường, bạn nên chưng yến cách thủy trong khoảng 20-30 phút. Nhưng, có một số ngoại lệ sau:
- Yến thô hoặc chân yến, nên chưng thêm 5 – 10 phút để yến được mềm, ngon hơn.
- Chưng yến với nồi chuyên dụng, nồi nấu chậm thời gian tối ưu là 30 – 80 phút, tùy vào loại yến.
- Cách chưng yến thô: 60 – 80 phút
- Cách chưng yến tinh chế/ yến rút lông: 30 – 60 phút
Nên ăn yến sào chưng lúc nào?
Ăn yến sào đúng cách, nên ăn khi bụng đói. Có hai thời điểm ăn yến tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy 30 phút và trước khi đi ngủ buổi tối 1 giờ. Hoặc có thể sử dụng yến chưng như bữa phụ, giữa các bữa ăn chính.
Sợi yến như thế nào là chín?
Phân biệt sợi yến như thế nào là chín là yếu tố quyết định cách chưng yến sào ngon, bổ dưỡng hay không. Sau đây là mẹo giúp bạn nhận biết sợi yến chín vừa phải:
- Sợi yến trong suốt, phồng lớn và nổi hoàn toàn trên mặt nước.
- Sợi yến mềm nhưng vẫn giữ được độ dai, ngon.
Tổ yến thô nên ngâm trong thời gian bao lâu?
Thời gian ngâm tổ yến thô thường giao động từ 1 – 2 giờ, tùy vào loại yến và độ già, dày của tổ. Nhưng tổ yến đảo, già cần có thời gian ngâm dài hơn tổ yến khai thác trong nhà yến. Chỉ ngâm đến khi tổ yến nở mềm, tách sợi được, không nên ngâm yến quá lâu, dễ làm dưỡng chất trong tổ yến hao hụt.
1 tai yến chưng bao nhiêu nước, bao nhiêu lần ăn?
Một tai yến thường giao động khoảng 8 – 12g, đây là lượng yến cho 2 – 3 lần ăn của người trưởng thành. Với lượng yến này, cách chưng yến đúng cách cần khoảng 450ml – 500ml. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh lượng nước phù hợp với sở thích và công thức chưng yến sao cho phù hợp từng nguyên liệu, để các thành phần chín mềm, đều.
Với những chia sẻ trên, Bửu Yến hy vọng bạn đã nắm vững cách chưng yến chuẩn, đúng cách. Việc tự tay chưng tổ yến sào tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.