6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có rất nhiều kiêng cữ trong chế độ ăn uống. Do đó, sử dụng yến sào cho người tiểu đường cũng cần lưu ý nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là cách chưng và nguyên liệu sử dụng trong khi chưng yến. Trong bài biết hôm nay, Bửu Yến sẽ bật mí cho bạn 6 cách chưng yến cho người tiểu đường, bổ dưỡng và an toàn với sức khỏe, cùng theo dõi nhé!

Người bị tiểu đường có ăn được tổ yến sào không?

Trước khi đi tìm hiểu các cách chưng yến cho người tiểu đường, chúng ta cùng xác định xem người tiểu đường có nên dùng yến sào hay không. Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, căn bệnh này được biết đến là một loại rối loạn chuyển hóa chất thường gặp. Người mắc bệnh thường rất dễ tăng nồng độ đường huyết, dẫn đến nhiều biến chứng cho sức khỏe. Do đó, với người bệnh việc kiểm soát tinh bột hoặc đường huyết luôn là vấn đề cần quan tâm. 

Vậy, người tiểu đường có nên dùng yến sào? Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, mặc dù tổ yến cung cấp hàm lượng dinh dưỡng vô cùng đa dạng như protein, 14 loại axit amin và vô vàn những khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Tuy nhiên, yến sào lại không chứa chất béo, đường hay tinh bột. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng yến sào trong chế độ ăn hằng ngày. 

Không chỉ vậy, yến sào còn là món ăn được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích sử dụng để bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt do chế độ ăn kiêng mà người bệnh thường phải tuân thủ. Theo đánh giá, người bệnh tiểu đường sử dụng yến sào thường xuyên mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe như sau: 

  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn, virus xâm ngập từ bên ngoài.
  • Cung cấp hàm lượng lớn LeucinePhenylalanine có tác dụng điều chỉnh chỉ số đường huyết trong máu. 
  • Chống lại hiện tượng kháng insulin thường gặp ở người bệnh tiểu đường.
  • Giảm các triệu chứng của bệnh như cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng,…

Xem thêm bài viết: Người bị cao huyết áp có nên ăn yến sào không?

6 cách chưng yến cho người tiểu đường đơn giản tại nhà

Mặc dù theo đánh giá yến sào có rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, do hàm lượng đường lên xuống bất thường, người bệnh tiểu đường khi sử dụng yến sào cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và cách chưng phù hợp. 

Sau đây là 6 cách chưng yến cho người tiểu đường ngon, bổ dưỡng và an toàn mà bạn có thể tham khảo:

Cách chưng yến cùng đường ăn kiêng

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Yến chưng đường phèn

Điều quan trọng cần lưu ý khi chưng yến cho người bệnh tiểu đường đó chính là kiểm soát lượng đường. Như đã nói, trong tổ yến hoàn toàn không chứa đường, tuy nhiên các cách chưng yến thông thường thường sẽ sử dụng đường phèn để điều hòa hương vị. Đây chính là yếu tố khiến cách chưng yến thông thường không phù hợp với bệnh nhân thông thường. 

Vậy nên, giải pháp tối ưu nhất chính là cách chưng yến cho người tiểu đường bằng đường ăn kiêng. Đây là loại đường được điều chế dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường, vị ngọt thanh không gây tăng đường huyết. Và bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn.

Tham khảo các cách chế biến yến thơm ngon tại: Cách chưng yến với đường phèn

Cách chưng yến cho người tiểu đường với nhân sâm, hạt sen, long nhãn

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Yến sào chưng nhân sâm

Nhân sâm, hạt sen và long nhãn là những thành phần có tác dụng cực tốt với người bệnh tiểu đường. Đặc biệt là nhân sâm, loại thảo dược quý hiếm và đắt đỏ với nhiều công dụng cho sức khỏe. Sử dụng nhân sâm kết hợp với yến sào có thể giúp bệnh tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi và ngủ ngon giấc hơn. 

Hơn nữa, hạt sen có vị bùi bùi thơm ngon, cùng long nhãn với vị ngọt tự nhiên sẽ khiến chén yến thêm phần thơm ngon, bổ dưỡng hơn. Ngoài ra, cách chưng yến cho người tiều đường với nhân sâm, hạt sen và long nhãn bạn có thể hoàn toàn triệt tiêu đường trong thành phần, bởi chúng đều có vị ngọt tự nhiên rồi. 

Tham khảo công thức:

Cách làm tổ yến chưng nhân sâm bổ dưỡng, thơm ngon

Cách chưng yến đông trùng hạ thảo và kỷ tử

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Yến chưng cùng đông trùng hạ thảo, kỷ tử

Cũng giống như nhân sâm, đông trùng hạ thảo được biết đến là một trong các loại thảo dược quý có tác dụng cải thiện sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh tiểu đường. Cùng với đó, kỷ tử cũng được biết đến là một trong các vị thuốc đông y có tác dụng điều chỉnh đường huyết. 

Chính vì thế, cách chưng yến cho người tiểu đường kết hợp đông trùng hạ thảo và kỷ tử trở thành lựa chọn được nhiều người tin dùng. Cách chưng yến này cũng khá đơn giản, bạn có thể xem chi tiết tại: 

Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo

Cách chưng yến DETOX: hạt chia, gừng, lá dứa

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Yến chưng Detox

Sự kết hợp giữa lá dứa, gừng và hạt chia trong cách chưng yến cho người tiểu đường được xem là sự kết hợp hoàn hảo. Gừng có tác dụng ấm bụng, dễ tiêu trong khi đó lá dứa có mùi thơm đặc trưng, màu sắc bắt mắt và hạt chia với các công dụng hữu ích cho sức khỏe, chắc chắn mang đến cho người bệnh món ngon DETOX cơ thể hiệu quả. 

Ngoài ra, lá dứa còn được biết đến với công dụng kháng insulin bằng cách ức chế các enzyme alpha-glucoside (enzyme tạo đường). Chính vì thế, còn cách chưng yến cho người tiểu đường nào tốt hơn cách chưng yến DETOX này. 

Để chưng yến đúng chuẩn, giàu dinh dưỡng, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như 3-5g tổ yến, 10g lá dứa, 2 thìa hạt chia, đường ăn kiêng, vài lát gừng xắt sợi và dụng cụ chưng yến. 
  • Bước 2: Ngâm tổ yến trong nước lạnh từ 30 – 40 phút cho đến khi các sợi yến nở đều. 
  • Bước 3: Với lá dứa, bạn có thể xay nhuyễn lọc nước cốt hoặc chưng nguyên cộng tùy vào sở thích. 
  • Bước 4: Cho các nguyên liệu yến sào, lá dứa, gừng vào thố và thêm nước ngập mặt yến. Nếu sử dụng nước cốt lá dứa, nên lưu ý cho nước vừa phải tránh làm loãng yến. 
  • Bước 5: Chung cách thủy yến trong 30 – 40 phút. Sau khi yến chín tắt bếp, cho đường ăn kiêng với hạt chia vào khuấy đều và thưởng thức ngay.

Xem thêm sản phẩm tại:

Yến chưng tươi 200ml – Nguyên chất 100%

Yến chưng sẵn cao cấp nguyên chất – 30% tổ yến thật

Cách chưng yến cho người tiểu đường cùng với nha đam

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Yến chưng nha đam thanh mát

Yến sào chưng nha đam cũng là một trong những cách chưng yến cho người tiểu đường đáng tham khảo cho mùa nắng nóng. Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm đẹp chắc chắn sẽ chinh phục vị giác người bệnh. 

Hơn nữa, trong nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần polysaccharide có trong nha đam có tác dụng giảm đường huyết trong máu rõ rệt. Đồng thời, nha đam còn giàu chất xơ, nguyên tố vi lượng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và kháng insulin cho người bệnh tiểu đường hiệu quả. 

Cùng học ngay cách chưng yến cho người tiểu đường cùng nha đam thơm ngon, bổ dưỡng sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị 3 – 5g tổ yến, 70g nha đam, lá dứa, đường ăn kiêng và dụng cụ chưng yến. Nếu thích, bạn cũng có thể kết hợp thêm các nguyên liệu như hạt sen, đậu xanh,…
  • Bước 2: Ngâm mềm yến tinh chế với nước lạnh trong 30 – 40 phút cho yến nở mềm. 
  • Bước 3: Nha đam sau khi gọt vỏ, rửa sạch với nước muối pha loãng và chanh để loại bỏ nhớt trong nha đam. Sau đó, thái nha đam dạng hạt lưu và ngâm với nước đá trước khi chưng để giúp nha đam giòn ngọt hơn. 
  • Bước 4: Cho nha đam, yến sào qua sơ chế vào thố, cho tiếp khoảng 200 – 300ml nước (nước sấp mặt yến). 
  • Bước 5: Chưng cách thủy yến với nha đam khoảng 20 phút. Nếu chưng thêm các nguyên liệu khác có thể cho vào cùng lúc. 
  • Bước 6: Cho tiếp lá dứa và đường ăn kiêng vào chưng thêm 15 phút là hoàn tất cách chưng yến cho người tiểu đường với nha đam, có thể thưởng thức ngay khi còn nóng. 

Cách chưng yến với táo đỏ cho người bị tiểu đường 

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Yến chưng có vị ngọt thanh tự nhiên từ táo đỏ

Táo đỏ cũng là một trong những nguyên liệu được ưa chuộng trong cách chưng yến cho người tiểu đường. Táo đỏ thường có vị ngọt tự nhiên, có thể lấn át vị tanh của yến mà không cần dùng đến đường.

Hơn thế, táo đỏ còn là một trong những vị thuốc đông y với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe bệnh nhân như cải thiện triệu chứng khó chịu, điều chỉnh đường huyết. Yến chưng với táo đỏ có vị ngọt tự nhiên, mùi thơm dễ chịu sẽ là món ngon bổ dưỡng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho người bệnh tiểu đường đấy!

Lưu ý khi chưng yến sào cho người bị tiểu đường 

Như đã nói, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát hàm lượng tinh bột và đường nạp vào cơ thể gắt gao. Tuy trong tổ yến không chứa các thành phần này, nhưng cách chưng yến cho người tiểu đường bổ dưỡng thường không thiếu các nguyên liệu như thế. Do đó, việc kiểm soát nguyên liệu, liều lượng sử dụng, chất lượng yến,… cần được lưu ý và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe người bệnh. 

Điều chỉnh lượng đường 

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Lưu ý về lượng đường sử dụng

Tổ yến sào được hình thành từ nước dãi chim yến nên có vị nhạt và tanh. Vì thế, khi chưng yến người ta thường kết hợp cùng với đường phèn để khiến hương vị hài hòa hơn. Tuy nhiên đây lại là nguyên liệu tối kỵ với người bệnh tiểu đường. 

Do đó, nếu sử dụng đường phèn trong cách chưng yến cho người tiểu đường, bạn cần điều chỉnh lượng đường phù hợp và hàm lượng tiêu chuẩn nên từ 1 – 2g. Nhưng để tốt nhất, bạn có thể thay thế đường phèn bằng những nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến đường huyết như đường ăn kiêng, táo đỏ, cỏ ngọt hay mật dừa. 

Liều lượng sử dụng 

Thông thường, các bệnh nhân tiểu đường cần kiêng các loại thịt đỏ và nhiều nhóm thực vật để tránh gây tăng đường huyết. Chính điều này, khiến cơ thể người bệnh luôn gặp phải tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Vậy nên việc bổ sung yến sào đúng liều lượng giúp bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt cho cơ thể. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường chỉ cần bổ xung từ 3 – 5g yến sào/ lần/ tuần là đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ tiêu hóa kém, có thể sử dụng từ 1 – 2 lần để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. 

Kết hợp cùng thực phẩm khác 

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Thực phẩm có thể kết hợp cùng với yến sào

Nguyên liệu kết hợp trong cách chưng yến cho người tiểu đường là yếu tố cần được kiểm soát chặt chẽ và không phải nguyên liệu nào người tiểu đường cũng có thể sử dụng. Một số nguyên liệu chưng yến kết hợp cùng được khuyến cáo như kỷ tử, lá dứa, nhân sâm, hạt chia, táo đỏ, đông trùng hạ thảo, hạt chia, nha đam,… Đây là những thực phẩm, thảo dược có tác dụng điều hòa đường huyết, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. 

Chọn yến chất lượng 

Yến sào chỉ có thể đảm bảo được đúng, đủ tác dụng khi lựa chọn yến sào chất lượng, nguyên chất. Tuy nhiên do có giá trị cao, không ít bên gian thương lợi dụng bán các sản phẩm yến sào kém chất lượng, yến sào giả ra thị trường. Vậy nên, bạn cần lựa chọn đúng địa điểm mua yến uy tín để đảm bảo chất lượng yến. 

Nếu bạn vẫn lo ngại chất lượng yến, hãy tham khảo các sản phẩm yến sào tại Bửu Yến. Các sản phẩm tại Bửu Yến đều có nguồn gốc yến đảo Nha Trang tự nhiên, nên có hàm lượng các khoáng chất cao hơn so với các loại yến nhà thông thường. Hơn nữa, tại Bửu Yến còn cam kết hoàn tiền gấp 10 nếu phát hiện yến giả, yến kém chất lượng. Bửu Yến cung cấp đa dạng sản phẩm như yến sào rút lông, tổ yến tinh chế, yến hủ, yến tươi chưng sẵn,…

Lưu ý khác 

6 Cách chưng yến cho người tiểu đường và lưu ý cần biết

Các lưu ý quan trọng khác

Bên cạnh các lưu ý chính trên về cách chưng yến cho người tiểu đường, để sử dụng yến sào đạt hiệu quả cao nhất, bạn cũng cần lưu ý các điều sau đây:

  • Không chưng yến quá lâu, nhiệt độ cao thời gian dài có thể khiến dưỡng chất trong yến mất đi. 
  • Ngâm yến vừa đủ thời gian, không ngâm quá lâu hay vò quá mạnh tay khiến các sợi yến mềm, bở, ảnh hưởng đến hương vị yến. 
  • Thời điểm ăn yến tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ 1 tiếng. Khi này, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ toàn bộ dưỡng chất quý giá có trong yến sào. 
  • Dùng yến cần kiên trì, sử dụng đều đặn mỗi tuần 1 lần để tăng cường sức khỏe. 
  • Ngoài việc ăn yến đúng cách, người bệnh cần có chế độ vận động và sinh hoạt hợp lý để tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột. 

Tóm lại, cách chưng yến cho người bệnh tiểu đường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tránh tăng đường huyết cho người bệnh. Với những cách chưng yến trên đây, chắc chắn sẽ giúp bạn tạo nên những món ngon bổ dưỡng cho bản thân hoặc những người thân yêu đang mắc căn bệnh này. Và đừng quên, ghé Bửu Yến để chọn mua các loại yến chất lượng cho bữa ăn hằng ngày nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *