Công dụng của yến sào là gì? – Yến sào được biết đến là tinh hoa của đất trời bởi những hàm lượng dinh dưỡng mà nó mang lại cho sức khỏe người dùng. Đó cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn yến sào là món ăn dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe trong thực đơn hằng ngày. Vậy công dụng của yến sào bao gồm những gì? Theo dõi bài viết sau đây, Bửu Yến sẽ giải đáp giúp bạn tổ yến có tác dụng gì cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong tổ yến sào
Trong thành phần của yến sào có chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như protein, carbohydrate, các axit amin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, yến sào không chứa lipit (chất béo). Hãy cùng Bửu Yến khám phá chi tiết các thành phần dinh dưỡng của yến sào dưới đây:
Tổ yến là loại thực phẩm có chứa thành phần protein cao nhất (lên đến 50-60% tùy vào địa điểm khai thác và cách nuôi yến). Protein có các tính chất phân tử hoạt tính sinh học đặc trưng có tác dụng quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các mô ở cơ thể người. Hơn thế nữa, các tính năng này còn tạo năng lượng để giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi ốm.
Ngoài protein, yến sào còn chứa thành phần carbohydrate cung cấp đủ calo cho cơ thể và góp phần hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo cùng với protein. Bên cạnh đó, yến sào còn chứa một số khoáng chất khác như Cu, Fe, Mn, Ca, Br, Zn giúp cải thiện trí nhớ và phát triển toàn diện. Tổ yến có chứa các loại axit amin như:
- Leucine: là loại amino acid duy nhất có khả năng điều hòa tổng hợp protein của các mô cơ và duy trì lượng hormone tăng trưởng để hỗ trợ sự phát triển của chúng.
- Isoleucine: Giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe và điều chỉnh mức đường trong máu.
- Valin: là một loại axit quan trọng để tạo ra các tế bào mới và cân bằng nitơ trong cơ thể, trao đổi chất và hỗ trợ quá trình phục hồi của các mô cơ là vô cùng quan trọng.
- Cystin: Làm mềm mượt tóc và tái tạo collagen
- Lysine: Giúp tăng năng lượng hấp thụ canxi, ngăn chặn lão hóa xương khớp và giúp an thần rất tốt.
- Histidine: Giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh
- Glycine: Ngăn ngừa thoái hoá cột sống
- Tryptophan: Gan chuyển hóa thành vitamin B3 giúp ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngủ ngon hơn.
- Axit aspartic: Giúp giải độc gan
- Threonine: Cải thiện quá trình sản xuất collagen và elastin
- Phenylalanine: Giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh sẽ làm giảm căng thẳng mệt mỏi, bồi bổ não, chống trầm cảm, đau đớn, tăng cường trí nhớ và hưng phấn. Ngoài ra, còn có tác dụng phục hồi sau phẫu thuật và chấn thương.
Ăn yến có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Để giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về công dụng của tổ yến, dưới dây là những công dụng mà Bửu Yến đã tổng hợp được:
Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn
Đầu tiên, công dụng của yến sào chính là kích thích hệ tiêu hóa, giúp người sử dụng ăn ngon miệng hơn. Công dụng của yến sào này là do trong thành phần của chúng có chứa nguyên tố hiếm là Cr. Mặc dù hàm lượng rất thấp nhưng Cr có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hiệu quả. Vì thế, việc sử dụng tổ yến một cách hợp lý sẽ cải thiện tình trạng tiêu hóa và giúp kích thích ăn ngon miệng hơn.
Yến sào giúp bổ phế, long đờm, giảm ho
Ngay từ thời xa xưa, yến sào đã trở thành một dược phẩm quý và là một phương thuốc bổ trong việc cải thiện hệ hô hấp như viêm phổi, khò khè, ho hen, cảm cúm… Không những vậy, theo Đông y yến sào được các thầy thuốc đánh giá là một loại dược liệu giúp bổ phế, sạch đờm, giảm ho ở hệ hô hấp.
Công dụng của yến sào này sẽ được phát huy tối đa khi được chưng với gừng và sử dụng đều đặn, định kỳ cách ngày hoặc 3 lần trên tuần. Ngoài ra, sử dụng đúng liều lượng, tổ yến có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh cảm cúm hiệu quả.
Phát triển và cải thiện não bộ
Bên cạnh các công dụng yến sào kể trên, yến sào còn có tác dụng giúp cải thiện và phát triển não bộ cho người sử dụng. Các thành phần trong yến sào có chứa các chất dinh dưỡng như Zn, Br, Mn, Cu không những giúp giảm căng thẳng, an thần mà còn giúp cải thiện não bộ và xử lý thông tin nhanh hơn. Vì thế đây là một liều thuốc quý đối với hệ thần kinh của con người.
Bạn có thể kết hợp yến sào cùng hạt sen, điều này giúp nâng cao tác dụng của yến sào giúp người dùng ngủ ngon hơn và ghi nhớ mọi thứ tốt hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý dùng đúng liều lượng và thời gian để đạt được hiệu quả an thần như mong muốn.
Giải độc và bảo vệ gan
Ngoài việc kích thích hệ tiêu hoá, tác dụng của tổ yến còn rất tốt trong việc giải độc và bảo vệ gan. Đặc biệt, đối với những quý ông thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia và hút thuốc lá thì việc bổ sung đều đặn yến sào sẽ giúp bảo vệ gan một cách hiệu quả.
Yến sào giúp tăng cường hệ miễn dịch
Thành phần của yến sào chứa đến 18 loại axit amin và những nguyên tố vi lượng khác. Chính điều này giúp yến sào có tác dụng giúp người dùng tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng quá trình trao đổi dưỡng chất của cơ thể.
Một nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công nghệ Sinh học đã chỉ ra rằng: Các acid sialic và tyrosine chiếm hàm lượng cao trong thành phần tổ yến có tác dụng kích thích sự phát triển của hồng cầu và phục hồi các tổn thương cơ thể khi nhiễm độc. Công dụng của yến sào này giúp ích cho quá trình cơ thể chống chọi với những tác nhân xấu bên ngoài môi trường.
Bổ máu
Một tác dụng của tổ yến chưng quan trọng cuối cùng không thể bỏ qua đó chính là lưu thông khí huyết và bổ máu. Thành phần dinh dưỡng của yến sào rất giàu Fe và protein- hai dưỡng chất quan trọng này đóng một vai trò lớn trong tái tạo máu và hồng cầu cho cơ thể.
Trong đó, Fe có vai trò tổng hợp các huyết sắc tố- chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong. Không những vậy, Fe cũng tham gia vào việc khử oxy hóa trong các tế bào và xuất hiện trong myoglobin – sắc tố hô hấp của cơ thể.
Ngăn ngừa tình trạng thừa cân
Các axit amin trong yến sào không chỉ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Mà nó còn có tác dụng giúp săn chắc cơ, tiêu hủy những tế bào mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là axit amin methionine. Do đó, công dụng phụ của yến sào khi ngăn ngừa béo phì được nhiều người mong muốn đạt được khi sử dụng.
Phục hồi sau bệnh, phẫu thuật
Một trong những công dụng của yến sào cho sức khỏe chính là hỗ phục hồi sức khỏe sau ốm, bệnh cho người dùng. Lý do yến sào có tác dụng này chính là do các axit amin như Proline, Tyrosine, acid Sialic, Glucosamine,…
Đặc biệt, nhiều nhà khoa học còn đang nghiên cứu tác dụng của yến sào trong việc điều trị nhiễm HIV-AIDS bởi khả năng kích thích sinh trưởng bạch cầu. Chính những điều này khiến yến sào trở thành món quà tặng yến sào được nhiều người lựa chọn khi đi thăm hỏi người bệnh.
Giúp ngăn ngừa, giảm quá trình lão hóa da
Thành phần threonine bên trong tổ yến có tác dụng hỗ trợ tăng sinh collagen và elastin. Đây là hai hợp chất có tác dụng giúp tái tạo làn da, chống lão hóa. Ngoài ra, Threonine kết hợp glycine trong tổ yến giúp nâng cao hiệu quả chống lão hóa, ngăn ngừa mụn, tàn nhan, nám.
Tổ yến là thành phần bảo vệ làn da hiệu quả trước những tác nhân ngoài môi trường. Chống lão hóa là công dụng của yến sào được nhiều chị em yêu thích và lựa chọn để giữ nét thanh xuân cho chính mình.
Xem thêm:
Tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ và lưu ý cách sử dụng
6 công dụng của yến sào với làn da – Ăn yến bao lâu thì hiệu quả?
Cải thiện chức năng sinh lý
Tổ yến còn được biết đến với công dụng cải thiện chức năng sinh lý cho cả nam và nữ. Nhờ vào các thành phần dưỡng chất thiết yếu bên trong tổ yến mà yến sào có công dụng này. Dùng đúng, đủ liều lượng có thể giúp nam, nữ giới cải thiện tình trạng sức khỏe và dẻo dai hơn.
Xem thêm:
7 tác dụng của yến sào với nam giới có thể bạn chưa biết
Chống viêm loét dạ dày
Yến sào chứa nhiều thành phần hữu ích giúp tái tạo các mô, bao gồm 18 axit amin, 30 chất đặc biệt, 7 loại đường thiết yếu và leucin. Nhờ sự có mặt của leucin, yến sào giúp hỗ trợ quá trình tăng trưởng và chữa lành các vết thương, viêm loét ở dạ dày.
Phòng tránh ung thư
Hơn thế nữa tác dụng tổ yến còn rất tốt cho những người mắc bệnh ung thư, nó giúp ngăn chặn sự lây lan và phát triển của các tế bào biến dị xấu.
Ngoài ra, yến sào còn giúp phục hồi nhanh khi xạ trị bệnh ung thư và ngăn ngừa thiếu máu nhờ 2 thành phần dinh dưỡng acid oxalic và tyrosin.
Tốt cho bà bầu và thai nhi
Công dụng của yến sào còn được biết đến là có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và cả thai nhi. Dùng yến trong thời điểm mang bầu giúp mẹ và bé có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thai nhi bị dị tật và kiểm soát cân nặng của mẹ trong thời kỳ này.
Với lượng dưỡng chất có trong tổ yến, là các thành phần dinh dưỡng giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí não ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý sử dụng đúng thời điểm và đúng liều lượng để tránh những nguy hiểm không đáng có cho mẹ và bé.
Xem thêm:
8 Tác dụng của yến sào với phụ nữ mang thai, mẹ bầu
Hỗ trợ điều trị xương khớp, tái tạo sụn
Tổ yến sào cung cấp canxi và phenylalanine – hai dưỡng chất cần thiết để cải thiện sức khỏe xương khớp và tránh các bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp và viêm khớp. Không những vậy yến sào có chứa nhiều chất glucosamine giúp hỗ trợ phục hồi và tái tạo sương ở sụn.
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Thêm một tác dụng yến sào được Bửu Yến tổng hợp trong bài viết này đó là điều chỉnh lượng đường trong máu. Tổ yến được xem là nguồn cung cấp hai axit amin thiết yếu isoleucine và leucine có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Chăm sóc đôi mắt
Yến sào có chứa nhiều chất cần thiết như vitamin A, vitamin C, beta carotene, lutein, selen các chất này có khả năng bảo vệ đôi mắt khỏi sự tác động của bụi bẩn bên ngoài, giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng bị mỏi mắt, nhức mắt và bảo vệ đôi mắt của bạn luôn khỏe mạnh.
Các lưu ý để đạt được công dụng của yến sào khi sử dụng
Với những công dụng của yến sào được kể trên, có lẽ bạn đã nhận ra những lợi ích tuyệt vời mà yến sào mang đến cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất những tác dụng yến sào, bạn cần lưu ý những điều sau:
Thời điểm ăn yến tốt nhất
Thời điểm được cho là tốt nhất để sử dụng tổ yến chính là sáng sớm sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là hai thời điểm ăn yến tốt nhất để cơ thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn yến sau khi đã ăn no. Khi này cơ thể bạn không thể hấp thụ được tất cả các dưỡng chất bên trong tổ yến và làm giảm đi công dụng vốn có của tổ yến.
Liều lượng sử dụng đối với từng đối tượng
Để yến sào mang lại lợi ích cao nhất cho người sử dụng, bạn có thể tham khảo cách sử dụng tổ yến với từng đối tượng cụ thể như sau:
Đới với người bệnh:
- Tháng đầu tiên: Dùng với liều lượng 1 hủ yến chưng đều đặn hàng ngày
- Tháng thứ 2: Dùng 1 chén một ngày và dùng cách 2 ngày một tuần
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày sử dụng 1 chén và dùng cách nhau 3 ngày một lần
Đối với trẻ em: Nên dùng khoảng 2 lần trên tuần
- Tuyệt đối không cho bé dưới 7 tháng tuổi dùng yến sào
- Bé từ 1-2 tuổi, có thể sử dụng yến sào với liều lượng 1gr một lần
- Bé từ 2-4 tuổi, có thể dùng 2gr một lần
- Bé từ 4-10 tuổi, có thể dùng 3-5 gram một lần
- Bé từ 10 tuổi trở lên, có thể dùng như người lớn
Đối với bà bầu:
- Bắt đầu từ tháng thứ 4, có thể dùng yến sào hàng ngày với liều lượng 1 chén một ngày
- Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6: dùng 2 ngày một lần với liều lượng 1 chén một ngày
- Từ tháng thứ 7 trở về sau: dùng cách nhau 3 ngày một tuần với liều lượng 1 chén một ngày
Đối với phụ nữ:
- Dùng khoảng 3 đến 4 lần một tuần với liều lượng 10gr/ tuần
- Nếu dùng thường xuyên trong thời gian dài, có thể dùng 2-3 gr/tuần
Đối với người già:
- Nên dùng với liều lượng khoảng 5-8gr một lần và dùng 4 lần một tuần
- Nếu dùng đều đặn trong thời gian dài thì giảm xuống còn 3 lần một tuần bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi.
Đối với người bình thường:
- Nếu bạn có nhu cầu bồi bổ sức khỏe nên dùng yến sào khoảng 5gr một ngày là vừa đủ. Với liều lượng này, cơ thể sẽ nhận đủ dưỡng chất cần thiết mà không tốn kém.
Những người không nên ăn yến sào
Những người không nên ăn yến sào
Mặc dù công dụng của yến sào rất tốt với cơ thể, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý những đối tượng không nên ăn yến để tránh những nguy hiểm đối với sức khỏe. Một số đối tượng không nên sử dụng tổ yến là:
- Phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ dưới 7 tháng tuổi.
- Người mắc bệnh đường ruột.
- Người bị bệnh tỳ vị như ho đờm, viêm nhiễm da liễu, viêm gan, viêm đường tiết niệu nặng, viêm phế quản cấp tính,…
Ăn yến bao lâu thì có tác dụng?
Bạn đang thắc mắc rằng ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng đúng không? Và đây cũng là một câu hỏi khá phổ biến được nhiều người sử dụng yến sào luôn thắc mắc. Tuy nhiên, tác dụng của tổ yến sào sẽ có tác dụng tuỳ thuộc vào cơ địa, độ tuổi, sức khỏe và thể trạng của từng người.
Tác hại của yến sào nếu dùng sai cách
Việc dùng yến sào thường xuyên và đều đặn hàng ngày sẽ không quá ảnh hưởng đối với những cơ thể khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ có tác dụng xấu đến hệ tiêu hóa đối với những người lớn tuổi. Khi sử dụng yến sào không hợp lý, sẽ gây các tình trạng như chướng bụng, khó tiêu. Nếu sử dụng theo cách này trong một thời gian dài, điều này sẽ gây ra các hậu quả khó lường đến hệ tiêu hóa.
Đối với những người bị bệnh viêm nhiễm cấp tính như: ho nhiều đờm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… thường bị sốt, có thân hình gầy yếu và chức năng hoạt động của tỳ vị còn yếu. Do đó, họ không thể tiêu hóa được nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm trong tổ yến sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn.
Đối với người có tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt,… thì không nên ăn nhiều vì quá trình chuyển hóa của cơ thể rất kém và có thể khiến bệnh phát triển nặng thêm.
Trên đây là những chia sẻ của Bửu Yến về công dụng của yến sào đối với sức khỏe. Yến sào không chỉ là tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn là món quà tặng sức khoẻ ý nghĩa khi thăm hỏi nhau ở những dịp lễ đặc biệt. Đây sẽ là món quà sức khỏe thay lời quan tâm chân thành nhất khi gửi tặng những người thân yêu. Nếu bạn đang có nhu cầu mua yến sào, đừng quên ghé qua cửa hàng yến sào Bửu Yến nhé!